Làm thế nào để sửa tật nói lắp cho trẻ?

Khi mới học nói trẻ thường bị nói lắp và đây là điều khá bình thường. Nhưng nếu con đã lên bốn năm tuổi mà vẫn liên tục nói lắp thì cha mẹ cần có biện pháp để can thiệp và sửa tật nói lắp cho trẻ.

Làm thế nào để sửa tật nói lắp cho trẻ? Làm thế nào để sửa tật nói lắp cho trẻ?

Biểu hiện của nói lắp

Nói lắp rất dễ nhận biết. Khi lắng nghe trẻ nói mà khó phát âm hoặc dằn mạnh từng từ một là biểu hiện đầu tiên của tật nói lắp. Một số trẻ biểu hiện rõ ràng hơn thì sẽ liên tục lặp lại một từ ngữ nhiều lần. Ví dụ như: mẹ ơi, con... con... con muốn uống... uống sữa.

vicare.vn-lam-sao-sua-tat-noi-lap-cho-tre-body-1

Vì sao bé nói lắp?

Trẻ nói lắp có nhiều nguyên nhân mà chúng ta có thể chia thành hai nhóm là do bệnh lý hoặc do tâm lý.

  • Về mặt bệnh lý, một số trẻ nói lắp là di di truyền, do bé bị tổn thương trong não ở vùng broca hoặc. Nếu nguyên nhân là do những điều này thì cha mẹ cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Còn nếu bé nói lắp do trẻ thuận tay trái đang tập dùng tay phải thì qua thời gian tập luyện trẻ sẽ trở lại bình thường.
  • Về tâm lý trẻ bị nói lắp do bé bị quấy phá, trêu đùa hoặc bị tác động tâm lý nên dễ xúc động trước đông người. Những yếu tố tâm lý này sẽ ảnh hưởng tới tính cách của trẻ sau này chứ không đơn thuần là nguyên nhân gây nói lắp nên cha mẹ phải lưu ý nhiều hơn.

Ngoài ra cũng có thể là do nguyên nhân bé bị hạn chế vốn từ nên phải liên tục lặp lại để suy nghĩ chọn từ ngữ phù hợp tiếp theo.

Cha mẹ hãy cố gắng xác định nguyên nhân con mình nói lắp trước khi tiến hành sửa tật nói lắp cho trẻ để đạt hiệu quả tốt hơn.

Cách sửa tật nói lắp cho trẻ

Muốn sửa tật nói lắp cho trẻ cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn vì tật này đi kèm với các vấn đề tâm lý. Hãy cố gắng tìm hiểu xem các vấn đề làm con xúc động hoặc thiếu tự tin là gì. Mỗi khi nghe con nói hãy nghe thật chăm chú, không cắt ngang, để cho con tự mình hoàn thiện câu nói mà trẻ muốn nói.

vicare.vn-lam-sao-sua-tat-noi-lap-cho-tre-body-2

Nói lắp lâu ngày sẽ trở thành thói quen nên cha mẹ phải uốn nắn bé dần dần. Hãy lặp lại câu mà con nói một cách ngắn gọn hơn để trẻ biết được câu hoàn thiện cần nói như thế nào.

Tuyệt đối không cắt ngang lời con nói hay cáu gắt vì thấy bé nói lắp. Những phản ứng tiêu cực của cha mẹ như bực tức, chê bai, dè bỉu, mắng nhiếc khiến trẻ trở nên tự ti hơn và chúng ta không thể sửa tật nói lắp cho trẻ được nữa.

Cha mẹ hãy tích cực chơi các trò chơi ngôn ngữ với con để trẻ hoàn thiện ngôn ngữ của mình và học được thêm nhiều từ vựng mới. Đừng cố gắng bắt trẻ tìm kiếm những từ khó mà hãy chơi những trò chơi đố chữ đơn giản. Những trò chơi như xem tranh đoán tên vật hay tập đọc thuộc lòng là cách khá hữu hiệu.

Thường xuyên nói chuyện và giao tiếp với bé cũng sẽ giúp trẻ nói chuyện tốt hơn. Lắng nghe con nói và khen ngợi mỗi khi thấy bé không nói lắp để tạo động lực cho con. Chỉ cần cha mẹ kiên trì rèn luyện cùng bé thì chúng ta hoàn toàn có thể sửa tật nói lắp cho trẻ.