Làm thế nào để phòng ngừa bệnh xơ cứng bì?

Bệnh xơ cứng bì là căn bệnh hiếm gặp và gây ra những hiện tượng xơ cứng ở các mô trên da. Nữ giới trong độ tuổi từ 35 - 50 có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn những nhóm đối tượng khác. Đến nay bệnh xơ cứng bì vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh xơ cứng bì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của HoiBenh.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh xơ cứng bì? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh xơ cứng bì?

Bệnh xơ cứng bì là gì?

Bệnh xơ cứng là một loại bệnh hiếm gặp, khiến da và các mô liên kết trở nên dầy, xơ cứng do sự tích luỹ các chất tạo keo. Thông thường, bệnh xơ cứng bì sẽ gây ảnh hưởng đến các cấu trúc ngoài da khác như mạch máu, các cơ quan nội tạng và đường tiêu hóa. Nhưng cũng có một số trường hợp bệnh chỉ ảnh hưởng đến da. Các triệu chứng của bệnh rất đa dạng tùy vào bộ phận nào bị ảnh hưởng.

vicare.vn-lam-the-nao-de-phong-ngua-benh-xo-cung-bi-body-1

Nguyên nhân gây bệnh xơ cứng bì

Nguyên nhân gây bệnh xơ cứng bì đến nay vẫn chưa được xác định rõ nhưng chủ yếu là do một số nguyên nhân sau:

  • Hoạt tính bất thường của hệ miễn dịch: khi bị xơ cứng bì, hệ miễn dịch kích thích các tế bào xơ non sản xuất ra quá nhiều chất tạo keo, các chất này sẽ lắng đọng xung quanh các tế bào, mạch máu, nội tạng và gây tổn thương xơ hoá.
  • Cấu trúc gen: Yếu tố gen di truyền được kể đến khi trong gia đình có người bị mắc bệnh xơ cứng bì hoặc các bệnh tự miễn khác. Ngoài ra, phần lớn những người bị bệnh xơ cứng bì đều có sự bất thường về nhiễm sắc thể.
  • Các kích thích từ môi trường: việc tiếp xúc với các yếu tố như các loại siêu vi trùng, chất keo hoá học và một số loại dung môi hữu cơ trong thời gian dài cũng có thể gây ra bệnh xơ cứng bì.
  • Yếu tố nội tiết: các hormon sinh dục nữ, đặc biệt là estrogen có liên quan mật thiết tới sự phát sinh của bệnh xơ cứng bì. Do đó phụ nữ trong độ tuổi từ 35 - 50 sẽ là nhóm đối tượng bị mắc bệnh xơ cứng bì nhiều hơn nam giới.

Triệu chứng bệnh xơ cứng bì

Một số triệu chứng của bệnh xơ cứng bì có thể kể đến như:

  • Tổn thương da: người bị bệnh xơ cứng bì da thường sẽ có hiện tượng trơn bóng, các mô dày và cứng lại, hạn chế cử động, co giãn ở các ngón tay. Tổn thương của da và mô dưới da sẽ chia thành 3 giai đoạn: phù nề, xơ cứng và cuối cùng là teo.
  • Gặp các vấn đề về cơ và xương như: Đau mỏi cơ, teo cơ, viêm cơ, các chi không có lực, đau viêm xương khớp, cứng khớp, tiêu xương ở các khớp ngón tay và đầu xương trụ.
  • Thực quản bị tổn thương gây hiện tượng khó nuốt, ứ nước bọt, khô miệng. Niêm mạc trên thực quản bị loét, hẹp, xơ cứng, giảm co bóp.
  • Dạ dày và ruột có các triệu chứng như: đau bụng, chướng bụng, trào ngược acid dạ dày thực quản, tiêu chảy, hấp thu kém, suy dinh dưỡng, sa dạ dày, hẹp môn vị, ruột kém nhu động.
  • Tổn thương đáy mắt, khô mắt.
  • Ngón tay hoặc ngón chân lạnh, tê buốt đầu chi, đau và bị chuyển màu. Nếu không được điều trị kịp thời, các ngón tay có thể bị hoại tử.

vicare.vn-lam-the-nao-de-phong-ngua-benh-xo-cung-bi-body-2

  • Tim, phổi hoặc thận: Bệnh xơ cứng bì có thể ảnh hưởng tới các chức năng của tim, phổi, thận với các triệu chứng như ho, tức ngực, đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, suy tim, gây phù thận, viêm cầu thận, suy thận, cao huyết áp,... Những triệu chứng này cần hết sức lưu ý vì có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Làm sao để phòng ngừa bệnh xơ cứng bì?

Mặc dù không có loại thuốc đặc trị chữa bệnh xơ cứng bì, nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh xơ cứng bì bằng một số phương pháp dưới đây.

  • Cần chủ động theo dõi tình hình sức khỏe để sớm phát hiện ra các triệu chứng bệnh, đặc biệt khi trong gia đình có tiền sử bị bệnh, hoặc bạn đang phải làm việc trong môi trường độc hại.
  • Mặc ấm, đi găng tay, tất chân vào mùa đông.
  • Nên sắp xếp công việc một cách khoa học để có thời gian thư giãn, tránh căng thẳng, stress.

vicare.vn-lam-the-nao-de-phong-ngua-benh-xo-cung-bi-body-3

  • Bạn không nên dùng các loại thuốc như amphetamin, ergotamin, chẹn beta giao cảm vì nó thể là nguyên nhân gây nên bệnh xơ cứng bì.
  • Xoa bóp, massage chân tay thường xuyên vài lần mỗi ngày để ngừa bệnh xơ cứng bì toàn thể.
  • Bạn không nên hút thuốc lá hoặc đứng gần những người hút thuốc, vì chất nicotine có trong khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ làm cho các mạch máu và mô phổi cứng lại.
  • Để phòng ngừa bệnh xơ cứng bì bạn nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để duy trì độ mềm dẻo của các chi và độ nhạy cảm của da. Tập thể dục giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp cho các khớp xương linh hoạt hơn.
  • Với những người có tiền sử bị viêm dạ dày tá tràng thì bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ khác nhau, uống thuốc chống trào ngược axit. Kê đầu cao khi ngủ, tránh ăn đêm, không nằm ngay sau khi ăn, không uống cà phê, nước chè và ăn chocolate, bởi chúng có thể gây giảm cơ lực, cơ tròn ở vùng thấp của thực quản.

Khám và điều trị xơ cứng bì ở đâu?

Tại Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trực thuộc Đại học Y Hà Nội, được thành lập năm 2007. Đây là bệnh viện Đa khoa với đội ngũ thầy thuốc là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ ... có trình độ và tay nghề cao, đảm nhận công tác khám, điều trị bệnh và tư vấn sức khỏe các chuyên khoa khác nhau. Bệnh viện là nơi triển khai các kỹ thuật mới, cập nhật và hiện đại trong chẩn đoán, can thiệp và điều trị các loại bệnh lí trong các trường hợp thường gặp, cấp cứu và hiểm nghèo. Đồng thời, bệnh viện là nơi triển khai mô hình kết hợp chặt chẽ giữa điều trị và đào tạo, giảng dạy và chuyển giao kỹ thuật cho các đối tượng sinh viên, học viên sau đại học và các bác sĩ của các cơ sở y tế của mọi miền trên cả nước.

Bệnh viện Đại học Y với đội ngũ điều dưỡng, kĩ thuật viên và nhân viên bệnh viện được đào tạo với trình độ và tay nghệ vững vàng, có trách nhiệm, luôn luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, có thái độ tiếp đón ân cần, thân thiện, nhẹ nhàng, phục vụ tốt các bệnh nhân trong mọi hoàn cảnh. Bệnh viện có 5 phòng mổ theo tiêu chuẩn quốc tế có thể mổ các bệnh thuộc hệ tiêu hóa, tiết niệu, chấn thương, chỉnh hình,sản phụ khoa, Tai Mũi Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, phẫu thuật thẩm mỹ...phẫu thuật viên là các Giáo sư, Tiến sĩ có kinh nghiệm của trường và các bệnh viện Trung Ương.

Đặc biệt bệnh viện có hệ thống mổ nội soi hiện đại có thể mổ cho bệnh nhân bị bệnh cần phẫu thuật thuộc tất cả các chuyên khoa. Khoa Ngoại với 50 giường hậu phẫu và điều trị ngoại đủ để phục vụ chăm sóc bệnh nhân trước và sau phẫu thuật. Trung tâm Nội soi chẩn đoán và can thiệp của bệnh viện là một trung tâm lớn nhất nước về nội soi có thể thực hiện được những kỹ thuật cao phục vụ cho chẩn đoán sớm nhiều bệnh trong đó có ung thư. Các thủ thuật nội soi can thiệp như gắp giun, lấy sỏi, cắt polyp, cầm máu ổ loét, cắt búi trĩ đã và đang được thực hiện thường quy tại bệnh viện.

Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3574 7788

Giờ làm việc:

  • Thứ hai - Thứ sáu: từ 06:30 đến 12:00 và từ 13:30 đến 16:30
  • Thứ Bảy: từ 06:30 đến 12:00

vicare.vn-lam-the-nao-de-phong-ngua-benh-xo-cung-bi-body-4

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa lớn nhất khu vực miền Bắc. Tại quyết định số 481 BYT/QĐ ngày 18 tháng 6 năm 1980 Bộ Y tế đã thành lập Khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai và giao tiến sĩ Nguyễn Năng An tổ chức, đồng thời với việc ra đời bộ môn Dị ứng Đại học Y Hà Nội (tháng 11 năm 1980). Với một phòng khám chuyên khoa dị ứng và một bệnh phòng 30 giường điều trị nội trú cán bộ của trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng đã có nhiều cố gắng và đạt kết quả rõ rệt trong việc hoàn chỉnh các phương pháp phát hiện và điều trị các thể lâm sàng của dị ứng thuốc. Bệnh viện được trang bị hệ thống thiết bị kỹ thuật y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ giỏi nổi tiếng trên toàn miền Bắc. Đây là địa chỉ được người dân đánh giá cao trong thăm khám và điều trị bệnh nên bạn có thể an tâm thực hiện điều trị bệnh ở đây an toàn và hiệu quả.

Địa chỉ: 78 giải phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.

Số điện thoại: 0248 693 781.

Tại TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1994, Phòng khám Đa khoa Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh ra đời và năm 2000 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 3639/2000 QĐ-BYT. Đến nay, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một bệnh viện công lập đa khoa hạng I hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện, gồm 3 cơ sở, 11 phòng chức năng, 27 Khoa Lâm sàng và Cận Lâm sàng, 8 phân khoa và các đơn vị nghiên cứu chuyên khoa sâu. Bệnh viện hiện có 1000 giường bệnh, 66 phòng khám ngoại trú với đầy đủ các chuyên khoa sâu và 17 phòng mổ được trang bị hiện đại: nhiều máy phẫu thuật nội soi, kính hiển vi phẫu thuật dùng mổ u tủy, nối mạch máu thần kinh, phẫu thuật tạo hình, được trang bị các phương tiện chẩn đoán trong khi mổ như máy X quang di động, siêu âm trong mổ, các phương tiện cầm máu hiện đại như dao cắt đốt siêu âm, dao cắt đốt laser, bệnh viện đầu tư dao cắt đốt Cusa để mổ cắt gan và tương lai phục vụ cho mổ ghép gan.

Bệnh viện có đội ngũ chuyên môn Bệnh viện là những Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành, những người không chỉ giỏi về lý thuyết y khoa mà còn giàu kinh nghiệm trong thực hành điều trị cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện luôn tiếp cận nhanh và ứng dụng các thành tựu y học tiên tiến trên thế giới trong việc khám chữa bệnh. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Thần kinh, Nội tiết, Tiêu hóa, Gan mật, Thận niệu, Xương khớp, Mạch máu – Lồng ngực, Hô hấp, Phụ sản, Mắt, Tai mũi họng, Da liễu, Hậu môn – Trực tràng.

Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện đã khám và chữa bệnh cho trên 16 triệu lượt bệnh nhân. Việc khám và điều trị bệnh bệnh nhân đạt kết quả ngày càng cao, thời gian điều trị ngắn, từ đó tạo được sự tín nhiệm của bệnh nhân trong nước cũng như của nước bạn Campuchia. Bệnh viện đã và đang áp dụng những kỹ thuật mới, những phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.

Điện thoại: 0283 8554 269

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh

vicare.vn-lam-the-nao-de-phong-ngua-benh-xo-cung-bi-body-5

Bệnh viện 175 - Bộ Quốc phòng

Bệnh viện 175 ra đời ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (26/5/1975), từ 3 bệnh viện: K116, K72, K59 và một số đội điều trị, với tên gọi ban đầu là Viện Quân y 175 (là số hiệu hợp thành của 3 số đầu của các đơn vị) phát triển thành Bệnh viện 175 ngày nay. Viện 175 hình thành làm nhiệm vụ tiếp nhận, cứu chữa thương binh, bệnh binh và giải quyết di chứng vết thương chiến tranh, từng bước xây dựng thành bệnh viện tuyến cuối của Quân đội phía Nam (1/5/1975 - 24/9/1977).

Điện thoại: 096 983 10 10

Địa chỉ: 786 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

Phương Hoa