Làm thế nào để phát hiện một người đang nói dối?
Hằng ngày, chúng ta phải đối mặt với đầy rẫy sự dối trá, những câu chuyện nhỏ nhặt trong xã hội cũng có thể mang lại sự tương tác. Bạn có thể nhận được lời khen từ ông chủ khi đi cùng thang máy “Bông tai của bạn đẹp đấy!” hay bạn nói với bạn trai khi được anh ấy pha cho một tách trà ngon. Có thể bạn nghĩ rằng những câu nói đó không có gì đặc biệt, nhưng với người nghe nó có ...
Làm thế nào để phát hiện một người đang nói dối?
Hằng ngày, chúng ta phải đối mặt với đầy rẫy sự dối trá, những câu chuyện nhỏ nhặt trong xã hội cũng có thể mang lại sự tương tác. Bạn có thể nhận được lời khen từ ông chủ khi đi cùng thang máy “Bông tai của bạn đẹp đấy!” hay bạn nói với bạn trai khi được anh ấy pha cho một tách trà ngon. Có thể bạn nghĩ rằng những câu nói đó không có gì đặc biệt, nhưng với người nghe nó có thể rất có giá trị. Tuy nhiên, đôi khi điều này sẽ làm mất đi tính trung thực vì đó có thể là lời khen thật lòng hay lời nói dối nịnh bợ.
Trên thực tế, bạn rất khó phát hiện ra đó là lời nói dối hay thật lòng. Hầu hết những gì chúng ta muốn tránh, mặc dù đó là lời nói dối gây nguy hiểm hay không, đặc biệt với những người nói dối về bệnh lý hay báo cáo sai sự thật gây tổn thất lớn. Có một sự khác biệt lớn giữa sự tương tác nhất thời và tư lợi. Cố ấy hoàn toàn thổi phồng về công việc của mình? Đó là một ông giám đốc lừa đảo? Đó là mối quan tâm thực sự với những hậu quả thực sự và là tất cả những gì bạn muốn tránh. Để cải thiện khả năng phát hiện được lời nói dối, bước đầu tiên bạn hãy xem xét những gì người khác nói.
1. Ánh mắt
Người ta thường nói nhìn vào ánh mắt là một cách để phát hiện người đó có nói dối hay không. Theo lý thuyết, một người nhìn lên bên phải khi tưởng tưởng ra một sự việc (nói dối) và nhìn lên bên trái khi nhớ lại một sự kiện (nói thật).
Năm 2012, một nhóm nghiên cứu quốc tế điều tra những ý tưởng để tìm ra sự thật. Trong thí nghiệm đầu tiên của họ, các nhà nghiên cứu cho phép người tham gia hoặc là nói dối hoặc nói sự thật khi được một người phỏng vấn trong một căn phòng nơi họ đang ghi hình hỏi. Sau khi lập bản đồ chuyển động của mắt và phân tích các dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy bất kỳ quy luật nào. Trong thí nghiệm thứ hai, các nhà nghiên cứu chia những người tham gia thành hai nhóm và nói với một nhóm về lý thuyết chuyển động mắt trước khi tất cả những người tham gia đã trải qua các thử nghiệm tương tự. Tuy nhiên, các kết quả đã đưa ra đều là không có quy luật nào.
Các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành thí nghiệm mã hóa các chuyển động của mắt trong 52 băng video của những người tham gia biện hộ cho sự trở lại an toàn của một người thân mất tích. Khoảng một nửa trong số những đoạn phim này là bằng chứng cho thấy họ đã nói dối. Một lần nữa, các nhà nghiên cứu đã không phát hiện ra bất kỳ chuyển động nào của mắt kể để cho thấy một người có nói dối hay không.
2. Nhiệt độ da
Để kiểm tra giả thuyết của họ, nhóm nghiên cứu đã ghi lại nhiệt độ da của 51 hành khách trong một sảnh sân bay quốc tế hoặc là họ nói thật hay nói dối về chuyến đi sắp tới trong một cuộc phỏng vấn. Các nhà nghiên cứu phát hiện nhiệt độ da tăng đáng kể với những ai nói dối trong cuộc phỏng vấn, trong khi nhiệt độ da của những người nói sự thật vẫn không đổi. Sau đó, sử dụng kết quả kiểm tra nhiệt độ này, các nhà nghiên cứu phân loại chính xác 64% người nói lên sự thật và 69% của những kẻ nói dối trong một thí nghiệm tiếp theo. Tuy nhiên, khi người phỏng vấn đã đánh giá các hành khách mà không sử dụng các kết quả ghi nhiệt, họ đã xác định được người nói thật sử dụng 72% thời gian và những kẻ nói dối sử dụng 77% thời gian.
Nói cách khác, bản năng của con người đã đánh bại khoa học kỹ thuật trong trường hợp này. Trong khi đó, một nhóm các nhà nghiên cứu có thể chịu ảnh hưởng bởi các kỹ thuật chuyển động mắt, đưa ra giả thuyết rằng việc quyết định ai đang nói dối và những người nói sự thật đều có thể nhận biết bằng việc chớp mắt. Trong thí nghiệm, 32 người tham gia phỏng vấn, các nhà nghiên cứu sử dụng máy quay video (và các công nghệ khác) để thu thập số liệu về mức độ thường xuyên tham gia chớp mắt của họ.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra những gì? Người nói dối thường chớp mắt ít hơn người nói sự thật. Kỹ thuật này có thể sử dụng bí mật bằng cách sử dụng webcam và máy ảnh ẩn, các nhà nghiên cứu tin rằng kỹ thuật của họ có nhiều hứa hẹn cho tương lai.
3. Hành vi quan sát
Một nhóm nghiên cứu của Mỹ dựa vào các kết quả nghiên cứu trước đây và cho rằng dựa vào hành vi quan sát để xác định người nói dối. Trong thực tế, những câu chuyện kể của kẻ nói dối thường không có ý nghĩa và ít hấp dẫn. Ví dụ, người nói dối thường tránh sử dụng đại từ nhân xưng. Căng thẳng cũng là điểm nổi bật của người nói dối. Điều này chỉ có thể phát hiện qua những hành vi không tự nhiên. Theo: www.medicaldaily.com)