Làm thế nào để mua sản phẩm làm đẹp “chay” ở hiệu dược phẩm

Nhiều sản phẩm được dán nhãn “nhân đạo”, nhưng cần phải có sự tỉnh táo cần thiết để xác định xem các sản phẩm đó có thực sự "thuần chay".

Làm thế nào để mua sản phẩm làm đẹp “chay” ở hiệu dược phẩm Làm thế nào để mua sản phẩm làm đẹp “chay” ở hiệu dược phẩm

Những người ăn chay thường có chế độ ăn uống không chứa các sản phẩm động vật như thịt, trứng, và đôi khi là cả mật ong. Nhưng có rất nhiều sản phẩm tiêu dùng khác không phù hợp với lối sống thuần chay. Nhiều sản phẩm được dán nhãn “nhân đạo”, nhưng cần phải có sự tỉnh táo cần thiết để xác định xem các sản phẩm đó có thực sự thuần chay. Dưới đây là chỉ dẫn để giúp bạn lựa chọn các sản phẩm thuần chay thân thiện nhất mà không phải tốn nhiều tiền.

Sản phẩm nhãn “nhân đạo” (chay) và đồ chay

Các nhãn hiệu dược phẩm lớn - bao gồm L'Oreal, Maybelline, Revlon, Rimmel London, và CoverGirl - các thử nghiệm trên động vật, được coi là sản phẩm nhân đạo, PETA báo cáo.

Một chút kiến ​​thức nền đôi khi cần thiết nếu bạn ủng hộ quyền động vật và muốn một cửa hàng tin cậy. Ví dụ, Ong Burt được chứng nhận không thử nghiệm trên động vật, (được in trên mỗi nhãn), nhưng thương hiệu thuộc sở hữu của tập đoàn lớn này, Clorox, lại không phải “nhân đạo”.

Sản phẩm là thuần chay có nghĩa là không có các thành phần từ động vật. Một số lượng lớn mỹ phẩm không ghi rõ trên nhãn, vì vậy việc của người tiêu dùng là phải nhận thức được. Ví dụ, màu đỏ son thường được sử dụng trong dầu gội và mỹ phẩm khác như son môi, nhưng theo PETA, nó là sắc tố màu đỏ từ côn trùng cái màu cánh kiến ​​nghiền nát. Được biết, 70.000 con bọ cánh cứng bị giết để sản xuất một cân thuốc nhuộm màu đỏ này.

Nhiều sản phẩm làm đẹp thuần chay cũng được coi là “nhân đạo”, nhưng hãy kiểm tra kỹ nhãn hoặc nguồn gốc xuất xứ.

Nên kiểm tra kỹ nhãn mác mỹ phẩm trước khi mua.
Nên kiểm tra kỹ nhãn mác mỹ phẩm trước khi mua.

Cách đọc nhãn

Một số lượng lớn thành phần khác như màu đỏ son có nguồn gốc từ sinh vật sống. PETA đã báo cáo rằng những thành phần này không được coi là thuần chay:

- Lòng trắng trứng

- Allantoin (một hợp chất hóa học tự nhiên được sản xuất bởi nhiều sinh vật, bao gồm động vật, vi khuẩn và thực vật.)

- Long diên hương

- Boneblack - than xương, cũng có thể được dán nhãn là bone charcoal

- Carmine - màu đỏ son, cũng có thể được dán nhãn là màu cánh kiến, axit carminic, và E120

- Dầu hải ly hay dầu thầu dầu

- Chất nhũ hóa cũng có thể được dán nhãn là cetyl lactate, cetyl Myristate, cetyl palmitate ceteth-1, 02

- Cholesterin

- Choline bitartate, hoặc lecithin

- Chất xạ hương

- collagen

- Dầu cá

- Gelatin

- Glycerin, hoặc glycerol

- Guanine

- Sữa và các động vật thủy phân protein

- Kelatin

- Mỡ lông trừu

- Xạ hương

- Palmitate, hoặc axit palmitic

- Pristane

- Sáp ong

- Quaternium 27, cũng có thể được dán nhãn là mỡ động vật, stearamide, stearate, axit stearic, và stearin

- Squalene

Đọc kỹ nhãn mác khi mua sản phẩm làm đẹp

Tin hay không, hiệu dược phẩm điển hình của bạn có một số sản phẩm làm đẹp thuần chay với mức giá khá hợp lý. Bạn nghĩ mình có thời gian để đọc tỉ mỉ nhãn các thành phần thuần chay? Hãy chú ý tới vỏ có thương hiệu:

- Ardell Lashes

- Sơn móng tay China Glaze

- Cọ Eco Tools

- Mỹ phẩm e.l.f. (nhưng một số cọ được làm từ lông động vật)

- ORLY

- Pacifica

Sản phẩm chay từ hiệu dược phẩm

Mặc dù không phải là nhãn hiệu hoàn toàn thuần chay, một số công ty vẫn cung cấp một số mẫu sản phẩm không chứa các thành phần từ động vật. Kiểm tra top 12 sản phẩm trang điểm “chay” của PETA, tất cả đều có giá dưới $ 10.

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.

Theo: Medical Daily