Làm thế nào để khi dùng thớt gỗ không lo bị ung thư gan?
Khi cắt hoặc chặt thức ăn trên thớt gỗ, những mảnh vụn sẽ bám lại trên mặt thớt. Lâu ngày những thứ này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm.
Làm thế nào để khi dùng thớt gỗ không lo bị ung thư gan?
Khi cắt hoặc chặt thức ăn trên thớt gỗ, những mảnh vụn sẽ bám lại trên mặt thớt. Lâu ngày những thứ này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm.
Thớt gỗ là một vật dụng quen thuộc với mọi gia đình Việt. Nhưng mới đây, một chia sẻ đã được lan truyền trên cộng đồng mạng về một gia đình có 3 người ung thư gan ở Trung Quốc và sát thủ chính là nấm aflatoxin có trên thớt gỗ bị mốc đã khiến dư luận vô cùng hoang mang, lo lắng.
Ám ảnh thớt mốc
Trao đổi với Infonet, TS Hoàng Đình Chân – Nguyên bác sĩ tại Bệnh viện K trung ương, cho biết, nguyên nhân gây ung thư gan có tác nhân là độc chất được sinh ra từ nấm có tên là aflatoxin B1.
Đồng thời các nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội cũng chỉ ra rằng aflatoxin B1 có trong tổ chức gan của 83,3% số bệnh nhân ung thư gan. Các độc tố của aflatoxin B1 đã được cảnh báo rất nhiều nó liên quan tới ăn uống hàng ngày, khi chúng ta đưa các độc tố này vào cơ thể, và nó trú tại gan gây ra bệnh ung thư gan.
Thớt mốc có thể gây ung thư. (Ảnh: Tổng hợp)
Aflatoxin tạo ra các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào dẫn đến quái thai, gây ung thư. Aflatoxin cũng được coi là chất gây ung thư mạnh nhất. Nếu hấp thu 2,5mg aflatoxin trong 89 ngày thì chỉ 1 năm sau đó cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng ung thư gan.
Trong khi đó, nấm aflatoxin thường có trong những vật dụng nấu nướng bị mốc, tiêu biểu là thớt gỗ. Việc dùng thớt gỗ khi cắt hoặc chặt thức ăn trên thớt, những mảnh vụn sẽ bám lại trên mặt thớt. Lâu ngày những thứ này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm cho cơ thể, có thể là một trong những tác nhân gây bệnh ung thư gan.
Lưu ý sau khi sử dụng thớt
Việc chùi thớt hay rửa bình thường không thể rửa sạch aflatoxin. Aflatoxin là tinh thể trắng, bền với nhiệt, không bị phân hủy khi đun nấu ở nhiệt độ thông thường. Vì vậy biện pháp luộc nước sôi hoàn toàn vô dụng.
Để phòng tránh bệnh tật, mọi người có thể tham khảo những phương pháp diệt khuẩn sau:
Sử dụng muối và nước vo gạo: Như chúng ta đã biết muối và nước vo gạo được xem là một trong những cách làm sạch đồ cực kỳ an toàn và hiệu quả, đặc biệt là muối có tính sát khuẩn rất cao, nhờ đó mà khi dùng muối để tiêu diệt các loại vi khuẩn có trong các đồ dùng gia dụng là sự lựa chọn hoàn hảo và tối ưu nhất để làm sạch tất cả các đồ dùng trong gia đình, đặc biệt là tấm thớt gỗ.
Sử dụng chanh: Chanh là loại quả có hàm lượng acid tự nhiên rất lớn, cắt chanh thành những lát nhỏ chà trực tiếp lên trên mặt thớt, để yên trong khoảng 5 phút và đem đi rửa sạch lại bình thường với nước sẽ có thể diệt khuẩn rất hiệu quả.
Chanh có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. (Ảnh: Tổng hợp)
Cách lựa chọn thớt gỗ an toàn
Trên bề mặt thớt bẩn chứa hàng triệu con vi khuẩn có khả năng gây bệnh. Chính vì thế, chúng ta cần chọn mua, bảo quản, sử dụng thớt thích hợp với mục đích và từng nhóm thực phẩm khác nhau để giữ gìn sức khỏe cho cả gia đình.
Thớt gỗ có độ đàn hồi cao, trọng lượng nặng, thích hợp để băm, chặt thức ăn nhưng cũng có nhược điểm là dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh cong vênh, nứt , có mùn, dễ mục. Vì thế, khi chọn thớt gỗ cần lưu ý:
- Chọn thớt độ dày đều, không có mắt gỗ.
- Chất lượng gỗ tốt, cứng ít tạo ra mùn
Khi mới mua về, nên ngâm thớt trong nước muối mặn theo tỷ lệ: 200g muối/1lít nước, trong 24 giờ, sau đó phơi khô thoáng. Điều này giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau.
>>> Xem thêm: Phát hiện ung thư gan chỉ sau 10 phút
Theo: VietQ