Làm thế nào để cai nghiện sex một cách nhân văn?

"Trong những năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều những cá nhân không thể kiểm soát tình dục hoặc có xu hướng tình dục cưỡng chế. Trước đây, những người này có thể được coi là người 'nghiện sex', nhưng lĩnh vực này hiện đang trong quá trình chuyển đổi và vượt ra khỏi quan điểm này. Một số những hình thức khác đã nảy sinh để thế chỗ, và trước đây tôi đã viết về một số hình ...

Làm thế nào để cai nghiện sex một cách nhân văn? Làm thế nào để cai nghiện sex một cách nhân văn?

"Trong những năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều những cá nhân không thể kiểm soát tình dục hoặc có xu hướng tình dục cưỡng chế. Trước đây, những người này có thể được coi là người 'nghiện sex', nhưng lĩnh vực này hiện đang trong quá trình chuyển đổi và vượt ra khỏi quan điểm này. Một số những hình thức khác đã nảy sinh để thế chỗ, và trước đây tôi đã viết về một số hình thức đó. Trong bài này, tôi sẽ tập trung vào sự thay đổi mà tôi cho là cơ bản nhất trong cuộc thảo luận xung quanh vấn đề này, là một sự thay đổi từ hình thức kiêng khem (hình thức nghiện) sang hình thức giảm bớt sự nguy hại." Đây là bài viết của một chuyên gia tâm lý người Mỹ về vấn đề cai nghiện sex. HoiBenh tin là bài viết này thực sự có giá trị với những ai muốn tìm hiểu vấn đề khó nói này.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Giảm bớt sự nguy hại? Đó là gì? Về tính chất, thì giảm bớt sự nguy hại cũng không có gì mới mẻ; nó đã là một yếu tố chính cho các chương trình xã hội chính sách nói chung trong nhiều năm qua. Thật vậy, tôi đã bắt đầu trong lĩnh vực này như một người chuyên cung cấp những giải pháp giảm tác hại, đi đến các công viên ở địa phương hoặc những khu vực nhiều thành phần lui tới ở xung quanh NYC, đổi kim tiêm sạch cho những con nghiện dùng phương pháp tiêm vào tính mạch, cung cấp bao cao su hay những nhu cầu khác cho đường dây gái gọi đường phố. Có vô số các trung tâm giảm tác hại trong những khu đô thị lớn trên cả nước, được tài trợ bởi cả các tổ chức từ thiện và quỹ trợ cấp, là bằng chứng mạnh mẽ chứng minh hiệu quả của phương pháp này. Tuy chỉ mới gần đây thôi, nhưng phương pháp giảm tác hại đã xâm nhập vào các văn phòng điều trị tâm lý như một nền tảng cho việc thấu hiểu sự phát triển và thay đổi tâm lý con người. Tôi thực sự cảm thấy tự hào vì là người tiên phong cho trào lưu này, tổ chức các buổi hội thảo về việc tích hợp phương pháp giảm tác hại với trị liệu tình dục và phát biểu tại những hội thảo lớn về vấn đề này.

Về bản chất, giảm tác hại là chủ nghĩa mang tính nhân văn và văn hóa. Không, tôi không nói về chính trị và Ron Paul. Hãy để tôi giải thích ý của mình. Một trong những khía cạnh chủ yếu của tâm lý trị liệu là thấu hiểu kinh nghiệm chủ quan của khách hàng. Nói cách khác, công việc của tôi không phải là cố thuyết phục khách hàng thay đổi quan điểm, lối sống hay tín ngưỡng của mình. Thay vào đó, vai trò của tôi là cố gắng càng hiểu sâu khách hàng càng tốt, để đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng, và thâm nhập vào kinh nghiệm sống cũng như thực tại chủ quan trước khi là chính mình. Bằng đặc quyền tự chủ của cá nhân, thay vì sử dụng quyền của nhà tâm lý học để đưa vào một số chương trình cụ thể, phương pháp giảm tác hại lại cho dạng trải nghiệm này một không gian riêng. Bằng cách này, phương pháp đó mang cả tính nhân văn (tôn vinh những kinh nghiệm chủ quan của cá nhân) và văn hóa (tôn vinh quyền được lựa chọn của cá nhân). Từ đó, nhiệm vụ của tôi là giúp các khách hàng đạt được mục đích của mình, cùng với tôn vinh quyền được sống theo cách mà khách hàng đã chọn, gắn liền với việc giảm thiểu tối đa những tác hại có thể xảy ra từ sự lựa chọn đó.

Giảm tác hại được sử dụng điển hình trong điều chế thuốc, nhưng theo tôi nó cũng rất quan trọng và phù hợp với tình dục. Vì sao à?

Có hàng tá nghiên cứu liên tục chỉ ra rằng rất khó để thay đổi xu hướng tình dùng bằng liệu pháp tâm lý. Nói cách khác, những người có nhu cầu tình dục cao, những người có đam mê ‘quái gở’, những khách hàng không phù hợp với những quy chuẩn giới tính nghiêm khắc, hoặc những cá nhân không muốn nói chuyện về nó hay không muốn thay đổi nó. Không có trường hợp nào khách quan cả. Mục đích của liệu pháp này là dùng đạo đức và sự xấu hổ vốn có để thay đổi quan điểm về tình dục. Đây là nơi mà liệu pháp giảm tác hại tỏa sáng, nó không cố thay đổi những thứ không thể thay đổi hoặc gia tăng thêm biện pháp nào khác. Về cốt lõi, liệu pháp giảm tác hại đưa ra câu hỏi: “Tôi phải làm thế nào để giúp những người đó tích hợp sự lựa chọn của mình vào cuộc sống của họ một cách an toàn nhất?” Bạn của tôi, Doug Braun – Harvey, nghiên cứu sinh liệu pháp tình dục nói rằng, chúng ta cần bảo vệ các khách hàng khỏi chính chúng ta bằng cách chắc chắn rằng chúng ta không cung cấp cho khách hàng một phương pháp điều trị không tận gốc.

Thế nên, tốt thôi, chúng tôi có thể đồng ý rằng nghiện sex là một sự phán đoán không chính xác cho những người có cách thức quan hệ tình dục không theo quy phạm thông thường. Nhưng những người thực sự không kiểm soát được – dùng toàn bộ tiền vào những người cung cấp tình dục, mất việc do quấy rối tình dục và đang liên tục gặp nguy hiểm về pháp ly vì những hành vi nguy cơ cao thì sao? Liệu pháp gi

Làm thế nào để cai nghiện sex một cách nhân văn?
Rất khó để thay đổi xu hướng tình dục bằng liệu pháp tâm lý.

ảm tác hại có thể giúp gì trong những trường hợp này? Để trả lời, chúng ta hãy nhìn sâu hơn một chút vào những triết lý cơ bản. Nếu bạn có thể xem một đoạn phim ngắn về nghiện ngập, chúng ta sẽ cùng bàn bạc tiếp sau khi xem clip:

Như đoạn phim này cho thấy, thứ chúng ta thường gọi là “nghiện” không chỉ phụ thuộc vào sinh lý, mà chỉ là một sự thôi thúc, cưỡng chế từ những vấn đề cảm xúc tiềm ẩn. Thật vậy, như đoạn phim mô tả, có một tỉ lệ rất cao đối với những cựu chiến binh từ chiến tranh Việt Nam, những người đã thoát khỏi sự đau đớn về tinh thần, cai nghiện được hoàn toàn và không bao giờ quay lại với heroin nữa, trong khi những người dân có những vấn đề nội tại lại cứ tiếp tục vào và ra trại cai nghiện. Đây là một lý do khiến cho cái mác nghiện sex bị sai lệch như vậy – họ cố gắng gán cho nó một nguyên nhân về sinh lý cho nó, trong khi nguyên nhân căn bản chính là cảm xúc và tâm lý tự nhiên.

Vì vậy, với quan điểm này, những cá nhân muốn ngừng những hành vi như vậy nhưng không có một sự thay thế hoặc hệ thống trợ giúp này thì sao? Trong những trường hợp này, phương thức kiêng khem kiềm chế không chỉ không có tác dụng, mà thậm chí còn phản tác dụng. Nếu không bổ sung một hình thức thay thế trước, ‘chỉ dùng phương pháp kiềm chế’ sẽ chỉ thất bại, đẩy người đó sa vào sâu hơn trong sự thất vọng, xấu hổ, và vô ích.

Phương thức khiêng khem, kềm chế tình dục chỉ làm mọi chuyện thêm tồi tệ hơn.
Phương thức khiêng khem, kềm chế tình dục chỉ làm mọi chuyện thêm tồi tệ hơn.

Với phương pháp giảm tác hại, chúng tôi không giảm sự kiềm chế đi, nhưng chũng tôi cũng thừa nhận rằng những phương pháp khác chỉ là có thể làm được thôi. Nó không phải là phương pháp ‘cố định phù hợp với tất cả mọi người’. Quan trọng nhất, giảm tác hại cũng chấp nhận rằng không phải tất cả mọi người đều sẵn sàng để từ bỏ. Đối với đa số, hành vi của họ mang lại cho họ một số lợi ích cá nhân, thường ở dưới dạng xoa dịu hoặc duy trì bản thân, và nếu hành vi này bị xóa bỏ mà không có sự thay thế, họ sẽ có cảm giác như phải tự chống đỡ mà không có sự trợ giúp đắc lực họ đã học được và đã từng dựa vào nó. Nói cách khác, giảm tác hại là một phương pháp nhân đạo (và nhân văn) vì nó thừa nhận rằng một số cá nhân cần tiếp tục hành vi của họ, một cách an toàn, trong khi học thêm các phướng pháp đối phó khác. Đúng thế, trọng điểm ban đầu không phải là về sự ngăn cấm, mà là về sự thấu hiểu. Đặc biệt, thấu hiểu những hành vi đó có ý nghĩa thế nào đối với từng cá nhân, họ làm thế nào để đạt được những thứ họ cần bằng những phương pháp thích hợp hơn, và làm thế nào để họ có thể an toàn trong khi tiến hành những quá trình này.

Nói chung, khi nói đến lĩnh vực tâm lý học và thực tế của “nghiện sex”, xã hội cần có những bước chuyển biến lớn điển hình. Về cơ bản, những thứ chúng ta cần là những phương pháp nhân văn hơn nữa để giải quyết những vấn đề về hành vi tình dục.

Theo: Michael Aaron, Ph.D.

(www.psychologytoday.com)