Làm sao để xử trí đúng cách khi con bạn bị ốm?
Đây có lẽ là câu hỏi nhiều nhất của các bà mẹ có con từ 0 - 6 tuổi. Đâu sẽ là câu trả lời tốt nhất? Bạn thực sự cần phải làm gì? Hãy đọc câu chuyện dưới đây của một bà mẹ có con nhỏ để sẻ chia câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm. Quả thật là một tuần khó khăn đối với gia đình tôi. Ngay khi tôi vừa thoát khỏi căn bệnh cảm lạnh kéo dài hàng tháng, các con gái của tôi lại bị ốm. C...
Làm sao để xử trí đúng cách khi con bạn bị ốm?
Đây có lẽ là câu hỏi nhiều nhất của các bà mẹ có con từ 0 - 6 tuổi. Đâu sẽ là câu trả lời tốt nhất? Bạn thực sự cần phải làm gì? Hãy đọc câu chuyện dưới đây của một bà mẹ có con nhỏ để sẻ chia câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm.
Quả thật là một tuần khó khăn đối với gia đình tôi. Ngay khi tôi vừa thoát khỏi căn bệnh cảm lạnh kéo dài hàng tháng, các con gái của tôi lại bị ốm. Chúng lũ lượt ốm từ thứ 6 tuần trước, bắt đầu từ đứa nhỏ 2 tuổi với chứng viêm màng kết ở mắt trái. Ngày hôm sau, mắt phải của đứa lớn 4 tuổi cũng bị tấy đỏ và sưng lên. Ngay tối hôm đó, cả hai đứa đều bị sốt cao. Trong khi đó, chồng tôi lại vướng bận công việc kinh doanh và phải bay vào chiều hôm sau.
Trong suốt 36 tiếng tiếp theo, chúng tôi gần như chỉ quanh quẩn ở nhà. Sáng thứ 2, chúng tôi có đi dạo một lúc. Đó là một ngày đẹp trời và tôi đưa các con đi chơi trong chiếc xe đẩy. Lũ nhóc được bọc kín trong chăn mềm và tôi còn chuẩn bị cả bình nước có nắp và khăn giấy. Tuy nhiên, khi về nhà, tụi nhỏ lại bắt đầu quấy khóc. Sau đó, tôi phải dỗ chúng bằng các trò chơi như xếp mô hình, làm vòng cổ, đọc sách hay vẽ tranh. Tới chiều thứ 3, tôi hoàn toàn kiệt sức và trở nên cục cằn. Tôi phải để lũ trẻ ngồi xem ti vi và đi tắm để xả bớt stress.
Và lúc tôi tìm một chiếc khăn tắm sạch thì cũng là lúc tôi nhận ra những đống quần áo bẩn vẫn còn đó. Tiếp đó, tôi lại phải nghĩ tới việc ăn uống của lũ trẻ, kể từ lúc ốm, chúng chả thích ăn uống gì ngoài sữa chua. Rồi còn cả đống deadline trước mắt mà chắc là tôi không thể hoàn thành đúng hẹn. Tôi cảm thấy khó chịu khi chồng tôi vẫn đi dù các con tôi đang ốm. Thậm chí, tôi còn tị nạnh với chồng mình khi anh có thời gian yên tĩnh trên một chuyến bay, ngủ tại khách sạn và không phải chăm sóc các cô con gái nhỏ cứ nửa đêm lại thức dậy vài lầy quấy khóc. Tôi còn lo là lũ trẻ lại khóc lóc trong khi tôi đang tắm.
Tôi quyết định gạt bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu và tập trung vào việc kiểm soát hơi thở của mình. Mọi thứ bắt đầu rất tốt, khi tôi cảm nhận được hơi thở chuyển động qua mũi. Vài giây sau, đầu óc tôi bắt đầu nghĩ mung lung. Tôi bị sốc và nhận ra rằng tất cả chỉ là do thái độ tiếp nhận sự việc của tôi. Đột nhiên, tôi thấy mình thật may mắn khi các con gái không ốm nặng tới mức tôi phải đưa chúng tới gặp bác sĩ và nếu có điều đó xảy ra, tôi cũng có bảo hiểm để chi trả mọi chi phí. Mặc dù trước đó tôi đã cảm thấy khó chịu khi chồng mình vẫn đi khi con đang ốm nhưng giờ tôi lại thấy thật tuyệt vời vì chồng tôi vẫn có công việc ổn định. Tôi lại tiếp tục chìm trong suy nghĩ rằng tôi may mắn khi bản thân vẫn làm việc được dù ở nhà hay vẫn có thể ở bên các con khi chúng cần. Và còn cả chương trình ti vi dành cho trẻ em nữa, tôi cũng phải cảm ơn những nhà sản xuất khi chương trình mà họ làm ra giúp tôi có thời gian để đi tắm và có một tách cà phê.
Sự quan tâm và giữ thái độ tích cực ở mọi thứ
Và dù thực tế, chúng chẳng thay đổi thứ gì cả. Các cô con gái của tôi vẫn bị sốt và quấy khóc, đống đồ vẫn bẩn và những deadline vẫn giậm chân tại chỗ. Nhưng cách nhìn của tôi về tất cả đã hoàn toàn khác. Sau khi tắm, tôi đi xuống nhà. Vẫn cảm thấy mệt và chỉ muốn quay trở về với những ngày trước khi lũ trẻ chưa ốm nhưng tôi đã có sự kiên nhẫn hơn với các con của mình.
(Nguồn: www.psycentral.com)