Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Dưới nước là khu vực khá nguy hiểm đối với trẻ. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn dứoi nước cho trẻ? Hãy đọc bài viết này nhé.
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Trẻ em thích chơi dưới nước và các khu vực xung quanh đó; nhưng dù nước ở đâu - trong xô, bát, nhà vệ sinh, bồn tắm, chậu rửa, vũng nước hay bể bơi - đều có thể nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Và dù có thể bạn đã nghe câu này rất nhiều lần, chúng tôi vẫn muốn nhắc lại: Một trẻ nhỏ có thể chết đuối chỉ cần bé ở dưới mặt nước 1 inch (2,5 cm).
Để giúp bảo vệ con em bạn khỏi tai nạn đuối nước, hãy đảm bảo khu vui chơi ngoài trời của con không có bất kỳ nguồn nước nhỏ nào. Nếu trẻ chơi gần nước (như khu vực nhiều nước ở công viên ), hãy để mắt tới trẻ.
Và ở bể bơi hay bãi biển, thật tốt là để con chơi đùa vùng vẫy miễn là có phụ huynh ở gần giám sát. Luôn nhớ phải để mắt thường xuyên tới những đứa trẻ bơi chưa tốt.
Vậy còn việc an toàn khi ở trong bồn tắm thì sao?
Điều quan trọng nhất là không bao giờ để trẻ nhỏ ở một mình trong bồn tắm mà không có ai giám sát, dù chỉ một phút. Nếu chuông điện thoại kêu và bạn phải trả lời, hãy quấn trẻ trong khăn tắm và bế vào cùng.
Sẽ rất nguy hiểm nếu để trẻ một mình trong buồn tắm
Một số cách khác giúp giữ an toàn cho trẻ:
- Đặt dưới đáy chậu tắm một tấm thảm hút nước bằng cao su để ngăn bé khỏi bị trượt chân và chỉ đổ nước tầm 3-4 inch nước ấm. Nếu trẻ không thể tự ngồi theo cách an toàn, hãy đỡ lưng để trẻ có thể ngồi thẳng.
- Đối với những đứa trẻ có thể ngồi thẳng, ghế ngồi tắm có thể hỗ trợ bạn. Nhưng đừng nhận thức sai về sự an toàn: Trẻ nhỏ có thể bị lật hoặc kẹt trong đó, và do đó không thừa khi bạn luôn để mắt tới bé mọi lúc.
- Đậy nắp bồn cầu và đóng cửa phòng tắm hoặc khóa nắp bồn cầu lại.
Hãy đọc bài viết của chúng tôi về an toàn trong bồn tắm để có thêm kinh nghiệm.
Làm thế nào tôi có thể giữ cho con tôi an toàn trong bể bơi hoặc ở hồ nước?
Bạn có thể muốn chờ cho tới khi con bạn tự ngóc đầu (thường tầm 4 hay 5 tháng) trước khi cho bé đi bơi ở bể bơi hay hồ. Khi con bạn đủ tuổi xuống nước cùng bạn, hãy theo những bước này để đảm bảo an toàn cho trẻ:
- Hãy chuẩn bị sẵn sàng và tham gia một khóa học về hô hấp nhân tạo cho trẻ.
Bạn cần cho trẻ học khóa hô hấp nhân tạo trước khi cho trẻ sãn sàng xuống nước
- Bất kỳ lúc nào bạn ở gần nước, hãy cho bé đeo một thiết bị nổi cá nhân phù hợp và được Cảnh sát biển Hoa Kỳ chứng nhận an toàn. Đừng trông mong những đồ chơi bơm hơi (như phao tập bơi) giúp trẻ an toàn dưới nước.
- Đừng nhúng một đứa trẻ xuống dưới nước. Mặc dù trẻ nhỏ có bản năng thở tự nhiên, đó chỉ như khả năng nuốt nước. Đó là lý do tại sao trẻ sơ sinh nhạy cảm hơn với vi khuẩn và virus trong bể bơi và hồ là tác nhân gây ra các bệnh viêm dạ dày và tiêu chảy.
- Trước khi quyết định bơi ở bể bơi công cộng hay hồ, hãy chắc chắn rằng có nhân viên cứu hộ đang làm nhiệm vụ, được trang bị các thiết bị cứu hộ trong tình trạng tốt và có điện thoại sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp. Hãy mang theo cả điện thoại di động bên mình nữa.
Bạn phải chắc chắn có nhân viên cứu hộ khi bạn cho con xuống bể bơi
- Nếu bạn đang bơi trong hồ bơi nhà bạn, hãy mang điện thoại ra ngoài để bạn không cần vội vào nhà trả lời điện thoại.
- Ở nhà, hãy bỏ đồ chơi ra khỏi nước và sàn bể bơi để trẻ không bị thu hút vào các hoạt động vui chơi trong nước hoặc khu vực xung quanh khi không có bạn giám sát.
- Nếu bạn có một bể bơi cố định, hãy đảm bảo có hàng rào bao quanh cao ít nhất 4 feet. Bể bơi cũng nên có cửa tự đóng mở ra vào. Luôn luôn khóa cửa sau mỗi lần dùng và đảm bảo trẻ không thể leo qua hàng rào vào hồ bơi.
- Đối với các bể bơi ở nhà và khu vực tắm khoáng, hãy đảm bảo rằng cống thoát nước có nắp chống ngậm nước hoặc hệ thống cống an toàn khác, chẳng hạn một máy bơm tự động tắt. Cống thoát nước ở bể bơi được Ủy ban An toàn Sản phầm Tiêu dùng của Hoa Kỳ coi là một trong năm mối nguy hiểm tiềm ẩn ở nhà hàng đầu. Sức hút từ một cống ở hồ bơi có lực đủ mạnh để kéo một người lớn xuống nước; kéo tóc hay cơ thể. Thiếu nắp hay nắp hỏng thường gây ra vấn đề và việc nâng cấp chúng có thể đảm bảo an toàn tính mạng con người.
- Xả hết nước các bể bơi phao hay nhựa sau mỗi lần sử dụng và dựng thẳng đứng khi cất giữ chúng.
Tôi có nên cho con học bơi không?
Theo Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ (APP), một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng các bài học bơi cho trẻ từ 1 tới 4 tuổi có thể giúp giảm nguy cơ đuối nước. Tuy nhiên các bài học bơi không phải là cách đáng tin cậy để bảo vệ trẻ (và chúng không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi). Đơn giản là chúng không thể thay thế cho sự giám sát của người lớn khi muốn đảm bảo an toàn cho trẻ ở bể bơi.
Học bơi có thể giúp trẻ giảm nguy cơ bị chết đuối
Và một số trẻ không thể phát triển kỹ năng sẵn sàng học bơi cho tới khi được ít nhất 4 tuổi. Dù các bài học bơi phù hợp cho trẻ, nó còn phụ thuộc vào khả năng thể chất và thời gian bé ở trong nước bao lâu.
Nếu bạn quyết định cho con tham gia một khóa học bơi, hãy tìm một chương trình theo hướng dẫn YMCA quốc gia để được hướng dẫn bơi lội. Những hướng dẫn này khuyên các huấn luyện viên không nhấn chìm trẻ và khuyến khích phụ huynh tham gia vào các bài học.
Ngay khi bạn bắt đầu mang trẻ tới bể bơi hay hồ nước, hãy bắt đầu dạy trẻ các nguyên tắc an toàn dưới nước cơ bản gồm:
- Không đi lại gần khu vực có nước nếu không có người lớn đi cùng và sử dụng hệ thống bạn bè trong nước.
- Không bao giờ dìm đứa trẻ khác xuống nước.
- Không chạy trên sàn bể bơi hay hay bến tàu.
- Luôn luôn nhảy bằng hai chân trước tiên.
Ngay cả những đứa trẻ chưa biết nói nhưng chúng có thể hiểu nhiều hơn thế. Dạy trẻ kỹ năng đảm bảo an toàn ở dưới nước sớm chắc chắn giúp trẻ quen với những điều cơ bản về an toàn dưới nước khi bé lớn và học bơi.
Tôi nên làm gì nếu con tôi bị trượt chân xuống nước?
Bất cứ lúc nào con bạn ở trong nước, điều hết sức quan trọng là không được để trẻ ở một mình mà không có sự giám sát, kể cả một giây. Nếu bé trượt chân khi tắm hay chơi trong bể bơi, bé có thể bị ho và thổi phì phì.
Nếu bé trượt chân khi tắm hay chơi trong bể bơi, bé có thể bị ho và thổi phì phì
Nhưng nếu bé ở dưới nước lâu hơn thế, bạn cần di chuyển bình tĩnh và nhanh chóng. Thực hiện theo các bước sau:
- Đưa trẻ ra khỏi nước.
- Gõ hoặc lắc nhẹ trẻ xem bé có phản ứng không. Nếu bé bất tỉnh, không thở hoặc mạch không đập, ngay lập tức thực hiện hô hấp nhân tạo cho bé.
- Nếu có ai đó ở gần, hãy gọi lớn để nhờ giúp đỡ và bảo họ gọi cho 911. Nếu bạn chỉ có một mình, thực hiện hô hấp nhân tạo trong vòng 2 phút rồi dừng lại và gọi 911.
- Tiếp tục thực hiện hô hấp nhân tạo cho tới khi bé bắt đầu tự thở lại hoặc cho tới khi nhân viên cấp cứu tới.
- Nếu con bạn bị đuối nước, ngay lập tức đưa bé tới phòng cấp cứu để làm giám định y khoa hoàn chỉnh. Ngay cả nếu tình trạng bé ổn, bé có thể bị ngập nước và ngừng thở, điều này có thể gây ra các tổn thương về phổi và hệ thần kinh cho trẻ.
Mặc dù ít có khả năng bạn phải làm hô hấp nhân tạo đối với con bạn, nhưng vẫn là khôn ngoan hơn nếu bạn học cách thực hiện trong trường hợp cần thiết. Để biết thêm thông tin, bạn hãy xem hướng dẫn minh họa các thao tác hô hấp nhân tạo dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em.
Theo Babycenter