Làm sao để không bị hôi miệng vào buổi sáng?

Tình trạng ngủ dậy hơi thở có mùi là rất phổ biến. Làm sao để không bị hôi miệng vào buổi sáng luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Vậy đâu là những cách chữa hôi miệng khi ngủ dậy hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà.

Làm sao để không bị hôi miệng vào buổi sáng? Làm sao để không bị hôi miệng vào buổi sáng?

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách. Làm sao để không bị hôi miệng vào buổi sáng?

Mặc dù đa số mọi người đều tuân thủ nguyên tắc đánh răng 2 lần/ngày, mỗi sáng và mỗi tối nhưng vẫn có nhiều trường hợp đến sáng hơi thở lại cho mùi khó chịu. Biện pháp khắc phục cho tình trạng này là bạn nên tập thói quen đánh răng thật kỹ, thay vì chải sơ sài qua loa theo thói quen. Những mảng bám thức ăn còn sót lại ở kẽ răng hay nướu luôn là miếng mồi ngon cho bọn vi khuẩn, vì thế đừng nên bỏ qua khu vực này khi vệ sinh răng miệng.

Sau khi đánh răng, có thể dùng thêm nước súc miệng không chứa cồn để tăng khả năng diệt vi khuẩn, làm sạch những vùng mà bàn chải không thể tiếp cận và giúp hơi thở bạn thơm mát hơn.

Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch và lấy đi thức ăn mắc vào vùng này cũng là một lời khuyên hữu ích mà bạn nên tuân thủ để giảm bớt hôi miệng.

2. Đừng quên làm sạch lưỡi

Nếu bạn đã thực hiện đầy đủ các bước trên mà vẫn bị hôi miệng vào buổi sáng thì nhiều khả năng bạn đã bỏ qua bước làm sạch lưỡi khi đánh răng. Thực tế, lưỡi chứa nhiều mảng bám cho vi khuẩn trú ngụ hơn phần răng. Lưỡi bị viêm cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Bạn có thể dùng dụng cụ cạo lưỡi hoặc bàn chải có mặt chà lưỡi bên dưới để vệ sinh vùng quan trọng này sau khi đã đánh răng xong.

3. Tránh xa các loại thực phẩm gây hôi miệng

Trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta, có rất nhiều loại thực phẩm rất quen thuộc nhưng cũng chính là thủ phạm tạo ra mùi khó chịu. Bạn cần hạn chế ăn các loại đồ ăn có nhiều mùi tanh như thịt đỏ, các loại gia vị nồng như tỏi, hành và cả những món đồ ngọt. Các loại thực phẩm có tính axit cũng là nguyên nhân khiến chúng ta bị hôi miệng từ cổ họng, vì vi khuẩn rất ưa chuộng môi trường axit nên sẽ nhanh nhóng sinh sôi nảy nở hơn. Sử dụng baking soda là một gợi ý để trung hòa tính axit do thức ăn và giảm mùi hôi.

4. Nói không với thuốc lá và đồ uống có cồn

Hai nhân tố kể trên không chỉ có hại cho sức khỏe con người nói chung, mà chúng còn là một trong những yếu tố tạo ra mùi hôi miệng hàng đầu. Khói thuốc lá bám vào răng miệng khi hút sẽ khiến mùi hôi hình thành ngay lập tức, làm cho khoang miệng không còn được sạch sẽ. Bên cạnh đó, đồ uống có cồn gây ra tình trạng miệng bị khô và hôi khi sử dụng chúng.

HoiBenh.vn-lam-sao-de-khong-bi-hoi-mieng-vao-buoi-sang-body-2
Thuốc lá và bia rượu là thủ phạm hàng đầu khiến hơi thở có mùi khó chịu.

5. Uống nhiều nước

Lời khuyên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp miệng chúng ta tránh bị khô. Khi miệng không đủ độ ẩm ướt, tuyến nước bọt tiết ra quá ít là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có mùi hoạt động mạnh mẽ trong khoang miệng của chúng ta. Do đó, bổ sung nước lọc đầy đủ, uống nước thường xuyên ngay cả khi không cảm thấy khát là điều rất cần thiết, đặc biệt cho những ai đang bị hôi miệng.

6. Sử dụng một số thực phẩm hạn chế hôi miệng

Ăn gì để hết hôi miệng hay uống gì để giúp hơi thở thơm mát là những câu hỏi mà nhiều người muốn tìm hiểu. Bạn có thể tham khảo một số thực phẩm sau đây:

  • Táo: Ăn một quả táo sau khi vừa đánh răng vào buổi sáng giúp kích thích tuyến nước bọt, giảm khô miệng và hạn chế tạo ra mùi hôi.
  • Thì là: Từ xa xưa, thì là đã được xem là loại thảo dược tự nhiên, có tính kháng khuẩn giúp làm sạch và đánh bay mùi hôi miệng. Bạn có thể nhai lá thì là hoặc dùng để pha trà nóng và thưởng thức.
  • Quế: Mùi thơm có trong tinh dầu của quế làm ức chế vi khuẩn gây mùi hoạt động. Bạn có thể súc miệng với nước bột quế đun sôi, kết hợp thêm lá nguyệt và quả bạch đậu khấu tùy ý.
  • Nước chanh: Chanh có khả năng ngăn chặn vi khuẩn trong khoang miệng hình thành và gây ra hôi miệng. Dùng nước cốt chanh tươi hòa vào nước lọc để súc miệng, có thể bổ sung một ít muối để gia tăng tính sát khuẩn. Cách này chữa được khô và hôi miệng khá hiệu quả.
  • Uống trà xanh hoặc đen: Chất chống oxy hóa có trong trà hạn chế và ngăn chặn vi khuẩn có mùi phát triển trong khoang miệng. Dùng trà mỗi sáng vừa tốt cho sức khỏe, vừa giảm được mùi khó chịu trong miệng khi vừa ngủ dậy. Trà cũng có thể dùng nhiều lần trong ngày để hơi thở luôn thơm mát.
HoiBenh.vn-lam-sao-de-khong-bi-hoi-mieng-vao-buoi-sang-body-3
Các loại thảo dược tự nhiên giúp giảm hôi miệng là quế, trà, thì là và chanh.

7. Không ngủ lâu dưới máy lạnh, tạo độ ẩm cho phòng

Tuyến nước bọt có nhiệm vụ diệt vi khuẩn sẽ tiết ra ít hơn vào ban đêm. Trong khi đó, nhiều người có thói quen thở bằng miệng khi ngủ, kết hợp với sử dụng điều hòa khiến cho miệng càng khô và vi khuẩn gây hôi miệng càng dễ tấn công hơn. Kết quả là ngủ dậy hơi thở có mùi rất khó chịu. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách dùng máy phun sương để tạo độ ẩm cho căn phòng ngủ của mình, và luyện tập khép miệng khi ngủ nếu có thể.

8. Tìm đến các trung tâm nha khoa

Nhiều nguyên nhân bị hôi miệng nặng có liên quan đến bệnh lý hoặc các vấn đề về răng miệng. Nha sĩ sẽ tư vấn cạo vôi răng, khám răng nếu có lỗ sâu hoặc dùng nước bọt nhân tạo chống khô miệng tùy vào trường hợp của từng người. Bạn có thể cân nhắc để chọn ra phương pháp chữa trị thích hợp nhất cho mình.

Nhìn chung, hôi miệng không phải là một căn bệnh nguy hiểm nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Tìm ra nguyên nhân khiến miệng bị hôi khi ngủ dậy và chọn cách điều trị thích hợp là điều nên làm. Hy vọng bài viết có thể giải đáp được thắc mắc làm sao để không bị hôi miệng vào buổi sáng của những người đang gặp phải tình trạng khó chịu này.

Xem thêm:

  • Tránh tình trạng xấu hổ vì chứng hôi miệng hãy đọc ngay bài này
  • Miệng hôi, dễ chảy máu chân răng là bệnh gì?
  • 7 Cách điều trị hôi miệng do dạ dày gây nên hiệu quả