Làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?

Tình trạng chảy máu cam càng dễ xảy ra hơn thi thời tiết hanh khô. Khi trẻ bị chảy máu cam, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh và làm theo những cách sau.

Làm gì khi trẻ bị chảy máu cam? Làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?

Chảy máu cam là hiện tượng dễ gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chính thường là do trẻ hiếu động dùng ngón tay chọc ngoáy vào mũi gây xước, rách viêm mạc mũi làm chảy máu. Đây cũng là biểu hiện cảnh báo việc thiếu vitamin C ở trẻ nhỏ. Với thời tiết hanh khô như hiện nay, tình trạng chảy máu cam càng dễ xảy ra hơn. Khi trẻ bị chảy máu cam, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh và làm theo những cách sau.

1. Điều chỉnh trẻ ngồi đúng tư thế

Khi trẻ bị chảy máu cam, điều đầu tiên là bạn cần bình tĩnh, hướng dẫn trẻ ngồi thẳng lưng, để hạ huyết áp ở các tĩnh mạch mũi, hạn chế máu chảy ra.

Tuyệt đối không để trẻ nằm hoặc ngửa đầu về phía sau, nên để trẻ ngồi cúi đầu về phía trước nhằm ngăn không cho máu chảy xuống miệng. Nếu máu chảy xuống miệng phải dặn trẻ không được nuốt máu, bởi nếu trẻ nuốt vào có thể gây khó chịu khiến tre nôn mửa và tiêu chảy sau đó.

làm gì khi trẻ bị chảy máu cam Điều chỉnh tư thế khi trẻ bị chảy máu cam.

2. Bóp chặt mũi

Để trẻ thở bằng miệng, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp nhẹ mũi trẻ để ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi làm cho máu ngừng chảy.

Trong trường hợp trẻ bị chảy máu cam nhiều, bạn có thể dùng khăn hoặc túi chườm lạnh đắp lên vùng sống mũi của trẻ để cầm máu.

>>> Xem thêm: Làm thế nào để ngừng chảy máu cam ở trẻ?

3. Không nên nhét bông gạc vào mũi trẻ để cầm máu

Nhiều người thường dùng bông gạc, hoặc khăn giấy nhét vào mũi trẻ để thấm máu và không cho máu chảy ra, điều này được các bác sỹ khuyến cáo không nên áp dụng. Bởi các loại bông gạc hằng ngày không đảm bảo độ tuyệt trùng, dễ gây tình trạng viêm mũi, hơn nữa khi dùng bông thấm máu, khi rút bông ra máu vẫn tiếp tục chảy.

Không nên nhét bông gạc vào mũi để cầm máu. Không nên nhét bông gạc vào mũi để cầm máu.

4. Nhắc nhở trẻ không nên vận động mạnh khi mới cầm máu

Bản tính hiếu động, mặc dù trẻ bị chảy máu cam nhưng ngay sau khi cầm máu trẻ vẫn có thể chạy nhảy, chơi đùa. Điều này sẽ làm cho các thành mạch máu trong mũi trẻ lại bị rách, dễ gây chảy máu lại.

5. Cách phòng ngừa cho trẻ bị chảy máu cam

Bởi vì phần lớn trường hợp khi trẻ bị chảy máu cam là do các bé tự ngoáy mũi hoặc đưa dị vật vào mũi. Vì thế, các mẹ cần để ý cắt móng tay thật gọn gàng cho trẻ và dạy trẻ không nên ngoáy mũi.

Bổ sung lượng vitamin C thông qua lượng thực phẩm bé ăn hằng ngày từ các loại rau củ quả như : cho bé ăn nhiều các loại cam, quýt, súp lơ, khoai tây, cá thu...hoặc cho bé dùng vitamin C theo sự chỉ dẫn của bác sỹ. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế cho trẻ ăn cá loại thức ăn cay nóng như tỏi, ớt, nước ngọt có gas, các loại đồ rán, chiên, xào...Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, không những hạn chế tình trạng trẻ bị chảy máu cam mà còn giúp trẻ khỏe mạnh, đầy năng lượng.

vicare.vn-phai-lam-gi-khi-tre-bi-chay-mau-cam-body-3

Chú ý giữ độ ẩm không khí và độ ẩm trong mũi cho trẻ. Do lớp niêm mạc mũi của bé mỏng, thời tiết hanh khô chuyển mùa các thành mạch máu mũi dễ bị căng khiến trẻ bị chảy máu cam. Vì thế, các mẹ cần dùng các loại máy tạo ẩm để làm ẩm không khí và dùng các loại muối xịt hoặc các loại thuốc mỡ kháng sinh dịu nhẹ quanh mũi cho trẻ.

Trên đây là cách phòng chống và xử lý khi trẻ bị chảy máu cam thông thường. Nếu trẻ bị chảy máu cam nhiều lần và lượng máu ra nhiều, khó cầm máu thì các mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.

>>> Xem thêm: Theo bạn chảy máu cam có nguy hiểm không?