Làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

Dây rốn quấn cổ là một trường hợp không hiếm gặp ở nhiều thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Vậy dây rốn quấn cổ là gì, có nguy hiểm không và mẹ nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ? Mời bạn đọc cùng HoiBenh giải đáp các vấn đề trên trong bài viết sau.

Làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ? Làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

Dây rốn quấn cổ là một trường hợp không hiếm gặp ở nhiều thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Vậy dây rốn quấn cổ là gì, có nguy hiểm không và mẹ nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ? Mời bạn đọc cùng HoiBenh giải đáp các vấn đề trên trong bài viết sau.

1. Giải thích về hiện tượng dây rốn quấn cổ ở thai nhi

Dây rốn quấn cổ là hiện tượng gì?

Dây rốn quấn quanh cổ (hay tràng hoa quấn cổ) là một hiện tượng xảy ra ở khoảng 30% mẹ bầu. Đây là hiện tượng mà thai nhi trong bụng có dây rốn quấn thành từng vòng quanh cổ, có thể 1 vòng hoặc nhiều vòng với các mức độ quấn khác nhau.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Nguyên nhân gây ra hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ của thai nhi có thể chia thành 2 nhóm chính:

  • Nguyên nhân chủ quan: ở giai đoạn càng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ có xu hướng cử động nhiều hơn trong bụng mẹ, đi kèm với đó là các chuyển động nhào lộn khiến dây rốn quấn quanh người và đặc biệt là vùng cổ.
  • Nguyên nhân khách quan: do cấu tạo tế bào gốc ở thành mạch rốn chưa hình thành đủ, dây rốn có cấu trúc yếu, lượng nước ối quá nhiều, dây rốn dài, mẹ mang đa thai...
vicare.vn-lam-gi-khi-thai-nhi-bi-day-ron-quan-co-body-1

Dây rốn quấn cổ có gây hại cho thai nhi không?

Hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ là một hiện tượng bình thường. Tình trạng lý tưởng nhất của việc này là khi dây rốn vẫn ở trạng thái độc lập, không quấn chặt vào bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể và cũng không gây ra nguy hiểm, biến chứng cho bé.

Theo các bác sỹ sản khoa, một dây rốn thường có chiều dài trung bình từ 50cm – 60cm, dây rốn càng dài thì càng tăng khả năng quấn quanh cổ (1 vòng hay nhiều vòng), hoặc thậm chí có nguy cơ thắt nút. Trong quá trình di chuyển của bào thai, dây rốn thường có xu hướng giãn rộng và tự tháo vòng quấn.

Tuy nhiên, nếu số vòng quấn quá nhiều, các cử động của thai nhi đôi khi sẽ khiến chúng quấn chặt và thắt nút phức tạp hơn, dẫn đến hiện tượng máu và chất dinh dưỡng, khí oxy không được vận chuyển đầy đủ đến bé, từ đó gây ra các biến chứng tai hại, nghiêm trọng nhất là bé có thể tử vong.

Mẹ có thể sinh thường khi dây rốn quấn cổ không?

Theo giải đáp từ bác sỹ của bệnh viện Từ Dũ – TP.HCM, trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp mẹ bầu sanh thường khi thai nhi có 2 – 3 vòng dây rốn quấn quanh cổ nhưng thai nhi vẫn bình an và khỏe mạnh, lý do đến từ việc dây rốn quấn khá lỏng, không gây ảnh hưởng lưu lượng máu đến thai nhi.

Tuy nhiên, trong trường hợp dây rốn quấn quanh cổ quá chặt hay quá nhiều vòng sẽ khiến đầu thai nhi cúi không thuận lợi và cản trở quá trình sanh ngã âm đạo, do đó cần mổ lấy thai.

Quyết định sinh mổ hay sinh thường sẽ căn cứ trên kết quả siêu âm Doppler (đánh giá lưu lượng máu từ mẹ đến thai nhi qua vòng rốn, từ đó kết luận số vòng dây rốn quanh cổ thai nhi) và kết quả theo dõi biểu đồ tim thai...

2. Mẹ cần làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

vicare.vn-lam-gi-khi-thai-nhi-bi-day-ron-quan-co-body-2

Theo lời khuyên từ bác sỹ, khi thai nhị bị tình trạng tràng hoa quấn cổ (dây rốn quấn quanh cổ), mẹ bầu cần phải thực hiện 2 chú ý lớn sau.

Những điều nên làm

  • Tuân thủ đúng theo lịch khám thai định kỳ mà bác sỹ chỉ định.
  • Thường xuyên theo dõi các chuyển động của thai nhi, đặc biệt là vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Khi phát hiện có bất thường, bạn cần phải đi khám ngay lập tức. Trong trường hợp tràng hoa quấn cổ quá chặt, các bác sỹ sẽ tìm cách can thiệp kịp thời để cứu mẹ và bé.

Những điều mẹ bầu tuyệt đối không được làm

  • Ngồi ở tư thế “lười”

Khi mang thai, ở giai đoạn càng gần cuối, thai nhi sẽ càng trở nên nặng nề hơn và khiến mẹ vô cùng vất vả. Chính vì thế, hầu hết các mẹ bầu trong thời gian này đều được bác sỹ khuyên dành thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu việc nghỉ ngơi này khiến mẹ hình thành thói quen ngồi trong tư thế “lười” (như gù lưng, nằm ngủ lâu... sẽ khiến thai nhi trong bụng bị chèn ép.

Nếu bé đang gặp tình trạng dây rốn quấn quanh cổ nhưng mẹ lại hoạt động ở những tư thế như trên sẽ khiến áp lực lên bé cao hơn, khiến bé vùng vẫy kịch liệt để thoát khỏi cảm giác bị chèn ép khó chịu ấy. Điều này vô tình làm cho dây rốn quấn quanh cổ thêm chặt.

  • Hoạt động thể lực ở cường độ nặng

Tuy không được “lười”, nhưng mẹ bầu cũng không thể vận động quá nhiều và nặng như làm việc nhà, khiêng vác các vật nặng... cũng sẽ gây hại cho thai nhi, khiến thai nhi quẫy đạp liên tục. Bên cạnh đó, tử cung cũng sẽ co thắt mạnh và làm dây rốn quấn cổ nặng nề hơn.

Chung ý tưởng này, mẹ bầu cũng tuyệt đối không được làm theo các “mẹo” dân gian truyền miệng như bò quanh giường theo số vòng dây rốn quấn cổ của thai nhi, xoa bụng nhiều để kích thích dây rốn tự tách khỏi cổ... Những việc này hoàn toàn không mang lại lợi ích hay tác dụng nào cho bé, trái lại còn khiến quá trình co bóp của tử cung diễn ra mạnh mẽ, đem lại ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.

Qua bài viết này, hẳn các mẹ bầu cũng đã phần nào bớt lo lắng về hiện tượng dây rốn quấn cổ, đồng thời biết được nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Đừng quên điều quan trọng nhất để đảm bảo an toàn cho bé là thực hiện khám thai và siêu âm thai định kỳ nhằm phát hiện kịp thời và can thiệp kịp thời vào các bất thường (nếu có) ở bé.

Xem thêm:

  • Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?
  • Con bị dây rốn quấn quanh cổ: Mẹ phải làm sao để an toàn cho con
  • Nguyên nhân chính khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ