Làm gì khi mắc viêm phế quản mãn tính?

Viêm phế quản mãn tính là loại bệnh lý rất dễ gặp ở người cao tuổi. Nếu không được chữa trị sớm, căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Làm gì khi mắc viêm phế quản mãn tính? Làm gì khi mắc viêm phế quản mãn tính?

Viêm phế quản mãn tính là loại bệnh lý dễ gặp ở người cao tuổi. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Khi nào thì được coi là viêm phế quản mãn tính?

Viêm phế quản mãn tính xảy ra do sự mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ của cơ thể trước các tác nhân độc hại từ môi trường. Giai đoạn đầu của bệnh chính là do sự suy yếu của lớp nhầy bảo vệ phế quản, gây ra tình trạng nhiễm trùng, xuất huyết, làm tắc nghẽn và cuối cùng làm mất bù tim phổi, khiến người bệnh bị viêm phế quản cấp. Viêm phế quản cấp nếu không được điều trị dứt điểm sẽ phát triển thành viêm phế quản mãn tính.

Người bệnh được coi là viêm phế quản mãn tính khi xuất hiện tình trạng ho có đờm kéo dài liên tục hoặc tái phát theo từng đợt ít nhất là 3 tháng trong 1 năm và ít nhất 2 năm liền nhau mà không phải do mắc các bệnh: giãn phế quản, hen phế quản, lao phổi, ung thư phế quản hoặc suy tim.

vicare.vn-lam-gi-khi-mac-viem-phe-quan-man-tinh-body-1

Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này thường do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại hoặc ô nhiễm, có thể kể đến như:

  • Môi trường khói bụi, ô nhiễm nghiêm trọng
  • Môi trường chứa nhiều khí clo, nitơ, xyanua,...
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: yếu tố di truyền, người cao tuổi, đề kháng yếu, yếu tố thời tiết, cơ địa, môi trường sống ẩm thấp, thiếu vệ sinh,... cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh này.

Biến chứng của viêm phế quản mãn tính

Theo các chuyên gia hô hấp, đây được coi là một trong những bệnh lý hô hấp nguy hiểm nhất, nếu không được điều trị sớm, rất có thể bệnh sẽ biến chứng nguy hiểm như:

  • Hen phế quản: Viêm phế quản mãn tính là nguyên nhân sinh ra bệnh hen phế quản. Bệnh này gây sưng phù, sản sinh nhiều đờm, làm tắc nghẽn luồng khí thở, khiến bệnh nhân thở khò khè, khó thở.
  • Suy hô hấp: là tình trạng áp lực riêng của phần khí oxy trong động mạch xuống dưới 60 mmHg, khiến các mao mạch của phế nang không trao đổi được khí oxy và cacbonic bình thường, khiến người bệnh khó thở. Đây là một biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản mãn tính, việc điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Ngoài ra bệnh còn có một số biến chứng khác như: giãn phế quản, lao phổi, ung thư phổi, ung thư phế quản,...cũng rất nguy hiểm.

vicare.vn-lam-gi-khi-mac-viem-phe-quan-man-tinh-body-2

Người bệnh viêm phế quản mãn tính có được chữa khỏi không?

Viêm phế quản mãn tính hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu như người bệnh phát hiện ở giai đoạn đầu và được điều trị đúng phương pháp. Người bệnh có thể lựa chọn giữa 2 phương pháp Đông Y và Tây Y. Tuy nhiên, để có thể điều trị dứt điểm, người bệnh cần phải thăm khám và tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh để có phương án chữa trị thích hợp nhất. Không những vậy, người bệnh cần phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, không được tự ý kê đơn bất kỳ loại thuốc nào.

Chữa viêm phế quản mãn tính theo Tây Y

Nhóm thuốc điều trị triệu chứng

  • Thuốc kháng viêm: là những thuốc chứa corticoid dạng xịt giúp chống viêm, tiêu sưng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
  • Thuốc long đờm: Carboxystein, Acetylcystein,... giúp long đờm, tạo phản xạ ho nhằm đưa đờm ra ngoài.
  • Thuốc giãn phế quản: Formoterol, Salbutamol, Terbutalin,... có tác dụng ngăn ngừa sự tắc nghẽn ở phế quản, đồng thời giúp lưu thông không khí.

Nhóm thuốc điều trị nguyên nhân

Thuốc kháng sinh: Doxycycline hay Macrolide dùng cho bệnh nhân viêm phế quản mãn tính do nhiễm khuẩn nặng và cấp tính.

Nhóm thuốc dự phòng

  • Vacxin phòng cúm: Thường được sử dụng trong thời gian chuyển mùa vào khoảng tháng 8, tháng 9 hằng năm.
  • Thuốc điều trị bệnh về tai - mũi - họng: Đề phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Súc miệng bằng nước muối để tránh nhiễm trùng.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh có thể gây ra một số tác dụng phụ. Chính vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng các loại thuốc này theo sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng.

Điều trị viêm phế quản mãn tính theo phương pháp Đông y

Thuốc Đông Y điều trị bệnh được chia thành 2 thể lâm sàng:

  • Thể đàm ẩm với công dụng bổ phế, hóa đàm.
  • Thể đàm thấp với công dụng kiện vận tỳ vị, táo thấp hóa đàm.

Với những nguyên liệu từ những loại thảo dược thiên nhiên, phương pháp này có ưu điểm hơn so với phương pháp Tây y là có thể điều trị được viêm phế quản mãn tính mà không để lại tác dụng phụ cho người bệnh.

Xem thêm:

  • Thời điểm giao mùa đừng lơ là với bệnh viêm phế quản ở trẻ
  • Các triệu chứng viêm phế quản, nguyên nhân và cách điều trị
  • Điều trị viêm phế quản như thế nào cho hiệu quả?