Làm gì khi bị viêm loét dạ dày?

Viêm loét dạ dày (hay còn gọi là loét bao tử) là một căn bệnh mãn tính gây nhiều biến chứng, là những tổn thương gây loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Các triệu chứng của bệnh như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị khiến người bệnh ăn không ngon, tụt cân và nhiều hậu quả đáng buồn khác. Vậy chúng ta phải làm gì khi bị loét dạ dày?

Làm gì khi bị viêm loét dạ dày? Làm gì khi bị viêm loét dạ dày?

Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những chứng bệnh điển hình của đau dạ dày. Hiện tượng viêm loét hình thành khi có bất kỳ sự kết hợp nào của việc dư axit dạ dày, thuốc, vi khuẩn hay “độc tố” khác gây tổn thương niêm mạc tá tràng.

Còn theo mô học thì viêm loét dạ dày được coi là hiện tượng hoại tử niêm mạc với sự tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0,5 cm.

Viêm loét dạ dày đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, căn bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Chưa kể đến việc nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

HoiBenh.vn-lam-gi-khi-bi-loet-da-day-body-2
Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những chứng bệnh điển hình của đau dạ dày

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Việc nhận biết nguyên nhân viêm loét dạ dày rất quan trọng vì nó giúp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn. Những nguyên nhân chính được cho là căn nguyên của bệnh bao gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn HP: Nhiễm khuẩn dạ dày HP được coi là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn này có thể lây từ người sang người khi dùng chung dụng cụ ăn uống hay sinh hoạt...
  • Stress: Căng thẳng tâm lý kéo dài ảnh hưởng đến việc sản sinh axit bất thường trong dạ dày, chính là căn nguyên gây ra viêm loét tá tràng.
  • Thói quen ăn uống có hại như: Sử dụng nhiều đồ uống có cồn, ăn cay, ăn quá nóng hoặc quá lạnh... gây kích thích và ăn mòn lớp nhày trong dạ dày cũng được là nguyên nhân gây viêm loét.
  • Sinh hoạt không điều độ: Những rối loạn trong giờ giấc sinh hoạt, ăn quá khuya, nhịn đói quá lâu... chính là thủ phạm gây loét tá tràng
  • Sử dụng thuốc Tây: Sử dụng lâu dài thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) kích thích lớp lót dạ dày và ruột non là một trong số các nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Hội chứng này là sự hình thành của các khối u gây tăng bài tiết hormone gastrin, làm tiết nhiều axit trong dạ dày và phá hủy lớp lót dạ dày.
  • Yếu tố di truyền: Đây được coi là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày hay gặp, liên quan trực tiếp đến tiểu sử sức khỏe gia đình của người bệnh.
HoiBenh.vn-lam-gi-khi-bi-loet-da-day-body-3
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Triệu chứng viêm loét dạ dày cần biết trước khi quá muộn

Những triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng không quá khó để nhận biết. Dưới đây là một số triệu chứng viêm loét dạ dày hay gặp ai cũng nên ghi nhớ:

  • Đau bụng khó chịu: Cơn đau tức vùng bụng trên, đôi khi lan cả ra sau lưng được xem là một trong những triệu chứng viêm loét dạ dày xuất hiện sớm nhất.
  • Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị: Những cảm giác khó chịu này có nguyên nhân là do axit trong dạ dày tăng bất thường.
  • Buồn nôn: Mất cân bằng tiêu hóa do viêm loét dạ dày gây nên triệu chứng buồn nôn.
  • Giảm cân đột ngột: Người có dạ dày hay tá tràng bị viêm loét khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn bị giảm sút, bị cản trở khiến cân nặng giảm đột ngột.
  • Ăn không ngon: Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp nhất là đau dạ dày sau khi ăn, điều này dẫn đến mất cảm giác ngon miệng, ăn không ngon.
  • Xuất huyết dạ dày: Triệu chứng nôn ra máu kèm theo cảm giác nóng rát, cồn cào là biểu hiện viêm loét dạ dày tá tràng khi đã ở mức độ nghiêm trọng. Nếu xuất hiện dấu hiệu xuất huyết dạ dày tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
  • Đi ngoài phân đen: Viêm loét khiến quá trình tiêu hóa không hoạt động được bình thường gây nên chứng đi ngoài phân đen.
  • Mất ngủ: Hiện tượng bụng bị đầy hơi, ậm ạch khó tiêu nhất là về tối và đêm ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của người bệnh.
HoiBenh.vn-lam-gi-khi-bi-loet-da-day-body-4
Triệu chứng viêm loét dạ dày cần biết trước khi quá muộn

Các cách điều trị viêm loét dạ dày phổ biến nhất

Sử dụng thuốc Tây trị viêm loét

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, các nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc kháng axit như: Maalox, stomafar, magnes hydroxide... có tác dụng trung hòa axit trong dịch vị dạ dày tá tràng.
  • Thuốc giảm tiết axit: Cimetidin, nizatidine, famotidine...có tác dụng giảm tiết axit.
  • Thuốc ức chế bơm proton gồm: Lansoprazole, omeprazole, pantoprazole... có tác dụng ngăn chặn bài tiết dịch HCL (axit clohydric).
  • Thuốc tạo màng bọc: Subcitrate Bismuth, silicate al, silicate mg... với cơ chế tạo vỏ bọc quanh ổ loét bảo vệ niêm mạch dạ dày tá tràng tránh bị tổn thương.
  • Thuốc diệt vi khuẩn HP: Amoxicilline, imidazole, clarithromycin... tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.
  • Thuốc chống viêm an toàn: Acetaminophen được khuyến khích hơn aspirin, naproxen, ibuprofen và các thuốc khác trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid được sử dụng trong việc điều trị loét dạ dày.

Trị bệnh bằng bài thuốc dân gian

Trong dân gian có lưu truyền nhiều bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả trong đó phải kể đến:

  • Nghệ vàng: Sử dụng tinh bột nghệ kết hợp cùng mật ong chống loét dạ dày tá tràng, giảm tiết dịch vị và chống viêm.
  • Nha đam: Bài thuốc dùng nước ép nha đam giúp ứ tiêu, giảm đầy hơi, nhuận tràng.
  • Nghệ đen: Dùng tinh bột nghệ đen pha nước ấm uống giúp kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, ngăn tiết dịch vị...
  • Ngoài ra còn có rất nhiều bài thuốc nam điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên người bệnh cần tham vấn ý kiến của các thầy thuốc Đông Y trước khi điều trị, không tự ý điều trị bừa bãi để tránh những hậu quả không mong muốn.
HoiBenh.vn-lam-gi-khi-bi-loet-da-day-body-5
Các cách điều trị viêm loét dạ dày phổ biến nhất

Xây dựng lối sống lành mạnh phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh

Xây dựng một lối sống tích cực được coi là cách hữu hiệu chữa viêm loét dạ dày ngay tại nhà mà người bệnh không thể bỏ qua. Một số chú ý dưới đây sẽ giúp người bệnh tạo cho mình lối sống lành mạnh nhằm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét hiệu quả.

  • Bổ sung vào chế độ ăn hoa quả, rau xanh giàu vitamin C, A, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ... giúp kiểm soát axit trong dạ dày.
  • Bỏ dần các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, ngủ muộn... Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày, kích thích vết loét cũ hoặc thậm chí tạo ra vết loét mới. Khói thuốc lá còn là tác nhân làm tăng axit dạ dày, có thể gây kích ứng vết loét. Nghiên cứu của Viện Chăm sóc sức khỏe Mỹ cũng cho thấy khói thuốc lá là thủ phạm làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng: Căng thẳng cũng được xem là nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày. Mối tương quan giữa 2 yếu tố này đã được một số nghiên cứu khoa học chứng minh. Vì vậy, muốn giảm bớt tình trạng viêm loét, bạn cần tránh những yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống.
  • Thực hiện các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thể dục dưỡng sinh...
  • Hạn chế đồ uống có cồn và caffeine vì chúng kích thích dạ dày và ruột non, có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu và viêm. Ngoài ra, chúng cũng là nguyên nhân khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng và khiến tình hình thêm trầm trọng.
  • Lựa chọn thực phẩm: Bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng nên hạn chế thịt đỏ, thức ăn chiên xào hoặc các loại thực phẩm béo.
  • Ăn uống đều đặn: Người bệnh bị loét đường tiêu hóa tránh ăn nhiều một lúc. Cách tốt nhất là chia nhỏ bữa ăn trong ngày và ăn theo lịch trình cố định để không tác động việc sản xuất axit trong dạ dày - nguyên nhân gây nên những vết loét. Chế độ ăn cần đúng giờ, đúng bữa và không ăn quá khuya.
  • Mang theo thuốc điều trị: Cần phải mang theo thuốc nếu bác sĩ xác định nguyên nhân loét dạ dày ở bạn là do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Vi khuẩn này thường xuất hiện ở niêm mạc của dạ dày và phần đầu của ruột non, nó có thể làm hỏng lớp chất nhầy của dạ dày và phần đầu của ruột non làm cho dạ dày dễ bị viêm nhiễm. Lớp chất nhầy không được sản xuất thêm thì các axit sản xuất ra sẽ ăn mòn lớp niêm mạc nhạy cảm dẫn đến loét dạ dày.

Một thống kê cho thấy 70 - 90% trường hợp viêm loét có liên quan đến sự hiện diện của vi khuẩn này. Vì thế, hãy đảm bảo luôn mang theo những liều kháng sinh cần thiết có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP để cắt đứt cơn đau.

Những thông tin cụ thể chi tiết trên đây hy vọng đã giúp được các bạn biết cách phải làm gì khi bị loét dạ dày. Chúc các bạn luôn khỏe và hay theo dõi chúng tôi để biết được những thông tin hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe của mình và gia đình.



Xem thêm:

  • Những thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm loét dạ dày
  • Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
  • Người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?