Làm gì khi bị tê cóng?

Mùa đông thời tiết lạnh buốt, đối với những người lao động chân tay mà phải làm việc ngoài trời nhất là đối với khu vực miền núi rất dễ bị tê cóng. Bệnh gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Làm gì khi bị tê cóng? Làm gì khi bị tê cóng?

Miền Bắc đang bước vào mùa đông, nhiệt độ giảm xuống thấp khiến nhiều người không thích ứng kịp nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó, nhiệt độ giảm xuống thất thường, đối với những người lao động chân tay, phải thường xuyên làm việc ngoài trời rất dễ bị tê cóng. Điều này gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Vậy, các bạn nên làm gì khi bị tê cóng? Hãy tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây của HoiBenh.

Tê cóng là gì?

Tê cóng xảy ra khi da và các mô bên dưới da "đóng băng" tại thời điểm tiếp xúc với thời tiết lạnh và nhiều gió. Tình trạng tê cóng quá nghiêm trọng có thể dẫn tới da bị phồng rộp hoặc chuyển màu đen do hoại tử các mô bên trong.

Vùng dễ bị tê cóng nhất là những bộ phận tiếp xúc với thời tiết lạnh như bàn tay, bàn chân, mũi và tai. Khi bị tê cóng nơi tiếp xúc với lạnh, da chuyển sang trắng bệch hoặc xám vàng (biểu hiện ban đầu của tê cóng). Cùng với đó là dấu hiệu da bị ngứa hoặc tê, nặng thì vùng da bị phồng rộp, cứng, sau đó sưng đỏ và cảm thấy đau.

Tê cóng được chia thành ba mức độ

Độ 1: Lạnh buốt, tê và da tái nhợt, có thể rộp da nếu được sưởi ấm tức thì.

Độ 2: Tê cóng bên ngoài, phần da bên ngoài lạnh cứng nhưng mô bên dưới vẫn còn co giãn bình thường. Có thể bị rộp da.

Độ 3: Tê cóng sâu là tình trạng da trắng nhợt hoặc thâm tím. Da và mô bên dưới cứng và rất lạnh.

vicare.vn-lam-gi-khi-bi-te-cong-body-1

2. Cách xử lý khi bị tê cóng

Điều đầu tiên cần cách ly với giá lạnh, làm nóng vùng da này từ từ, đây là chìa khóa để điều trị tê cóng.

Sưởi ấm vùng chân, tay bị tê cóng bằng hơi thở ấm của mình hoặc áp phần chân, tay có quần áo ấm vào phần cơ thể bị lộ ra ngoài.

Có thể ngâm phần bị tê cóng vào nước ấm từ 5 – 10 phút. Sau đó vùi vào chăn ấm trong nhà hoặc nơi kín gió. Tuy nhiên không nên hơ trực tiếp tay, chân bị tê cóng trên lửa, không chà xát hoặc xoa bóp phần cơ thể bị tê cóng tránh dẫn tới tổn thương các mô. Ngoài ra cũng nên hạn chế đi lại khi chân bị tê cóng.

Ăn mặc phù hợp với thời tiết, trang bị đầy đủ áo khoác, găng tay, mũ, tất ấm khi ra ngoài. Cần lưu ý tới chất liệu vải của các trang phục mùa đông. Nên lựa chọn các loại áo khoác, găng tay, mũ... làm từ vật liệu chống thấm ướt, phù hợp với thời tiết mùa đông lạnh, ẩm ướt và nhiều gió.

Làm ấm bàn tay bằng cách kẹp vào dưới cánh tay. Nếu mũi, tai hoặc mặt bị tê cóng, hãy làm ấm vùng này bằng cách ủ nó vào bàn tay khô, có đi găng...

Không chà xát hoặc xoa bóp phần cơ thể bị tê cóng để tránh gây tổn thương cho các mô. Nếu có thể, nên hạn chế việc đi lại khi chân bị tê cóng.

Nếu bị tê cóng nghiêm trọng dẫn tới tình trạng da tái nhợt, người cứng và lạnh, sau khi sơ cứu, người bệnh cần được nhanh chóng chuyển tới bệnh viện để các bác sĩ tư vấn điều trị. Với các trường hợp bị tê cóng nhưng sưởi ấm không đúng cách dẫn tới tình trạng da bị phồng rộp, cũng nên tới bệnh viện, các cơ sở y tế để khám và điều trị.

Ngay cả khi nhiệt độ không quá thấp nhưng tiếp xúc với gió lạnh quá lâu cũng có thể dẫn tới tê cóng và hạ thân nhiệt. Cần chú ý tới bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ tê cóng hạ thân nhiệt do thời tiết để có biện pháp xử trí kịp thời.

Lưu ý: không nên cố làm ấm tay, chân vì làm nóng tay, chân quá nhanh sẽ thúc đẩy máu lạnh dồn về tim, phổi và não, gây hạ thân nhiệt trung tâm, có thể dẫn tới tử vong. Tuyệt đối không cho người bệnh uống đồ uống có cồn, chỉ nên sử dụng nước ấm. Không nên chườm nóng trực tiếp và không nên dùng đèn sưởi, nước nóng, đệm sưởi để làm ấm.

vicare.vn-lam-gi-khi-bi-te-cong-body-2

3. Khi nào cần đến bác sĩ?

Đối với tê cóng độ 3 nghĩa là da tái nhợt, cứng và lạnh sau khi sơ cứu cần đến cơ sở y tế nhất để được tư vấn và điều trị.

Một vài trường hợp khi bị tê cóng độ 1 và độ 2 nhưng quá trình làm ấm không đúng cách khiến da bị rộp nhiều, vùng da bị tổn thương cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Ngoài ra khi bị cóng có kèm theo dấu hiệu nhiễm khuẩn như: Đau nhức hơn, sưng, tấy đỏ hoặc đụng nhẹ thấy đau; nóng hoặc tấy đỏ lan rộng từ vùng bị tê cóng; chảy mủ; sốt không rõ nguyên nhân...thì cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời

Hi vọng, với những thông tin trên, các bạn đã biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân khi thời tiết lạnh cũng như cách xử lý khi bị tê cóng.