Làm cách nào để thải độc thủy ngân ra khỏi cơ thể?

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào giúp thải độc thủy ngân ra khỏi cơ thể hoàn toàn. Các phương pháp hiện hành chỉ mang tính hỗ trợ và kích thích cơ thể tự thải độc thủy ngân. Vậy làm cách nào để thải độc thủy ngân ra khỏi cơ thể?

Làm cách nào để thải độc thủy ngân ra khỏi cơ thể? Làm cách nào để thải độc thủy ngân ra khỏi cơ thể?

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào giúp thải độc thủy ngân ra khỏi cơ thể hoàn toàn. Các phương pháp hiện hành chỉ mang tính hỗ trợ và kích thích cơ thể tự thải độc thủy ngân.

Có bao nhiêu loại thủy ngân? Loại thủy ngân rò rỉ từ vụ cháy Rạng đông là loại nào?

Thủy ngân được chia thành 3 loại khác nhau dựa trên tính chất hóa học:

  • Thủy ngân dạng kim loại, chủ yếu là hơi thủy ngân: hấp thụ vào phổi nhanh, còn não là cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất
  • Thủy ngân dạng muối hữu cơ: hấp thụ nhẹ ở ruột, đi khắp cơ thể; khi đi vào cơ thể chúng có thể biến thành kim loại rồi trượt vào hàng rào máu não để tích tụ dần ở đó
  • Thủy ngân dạng muối vô cơ: không tan trong nước, yếu hơn 2 loại trên, chủ yếu tác động xấu đến thành ruột và thận.
vicare.vn-lam-cach-nao-de-thai-doc-thuy-ngan-ra-khoi-co-the-body-1

Loại thủy ngân bị rò rỉ ra môi trường sau vụ cháy Nhà máy Rạng đông là loại kim loại bay hơi. Đây là loại thủy ngân nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Người hít phải loại thủy ngân này sẽ có những sự chuyển biến nhất định về mặt thể chất và sức khỏe theo hướng tiêu cực, cụ thể như sau:

  • Ban đầu, khi hít phải khí độc bay hơi từ thủy ngân sẽ xuất hiện các triệu chứng: chân tay bị run rẩy, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn,...
  • Khi đi vào sâu trong máu, thủy ngân sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây trí nhớ kém, rối loạn tinh thần; ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây khó thở, ho; ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, vị giác sẽ cảm nhận như có kim loại trong miệng, nôn,...Ngoài ra, nó còn làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác như phổi, thận, da, mắt,..
  • Làm giảm hệ miễn dịch, hủy hoại nhiễm sắc thể
  • Thủy ngân đi vào cơ thể của phụ nữ mang thai sẽ gây ra những tác động lên hệ thần kinh của bào thai, dẫn đến một số dị tật, khiếm khuyết không mong muốn bao gồm: điếc, mất trí nhớ, thay đổi nhân cách, thiếu máu,..
  • Thủy ngân cấp tính sẽ bị viêm thận, đạm huyết tăng, có nguy cơ nhiễm axit, giảm clo huyết dẫn tới loét miệng, nôn ra máu, bỏng đường tiêu hóa, thở khó, co giật cơ, mê sảng, chuột rút, nếu không được xử lý, cấp cứu kịp thời sẽ thiệt mạng nhanh chóng chỉ trong khoảng từ 24 đến 36 giờ.
  • Những biểu hiện nhiễm thủy ngân nặng: gây bỏng trực tiếp niêm mạc, mất máu, mất nước, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột, giảm chức năng vận động, rối loạn thị giác và nguy cơ dẫn tới tình trạng biến đổi gen hay ung thư đặc biệt nguy hiểm; cản trở hoạt động của các enzyme, các tế bào và làm tổn thương vĩnh viễn các cơ quan nội tạng rồi thiệt mạng sau đó.

Làm sao để phát hiện cơ thể bị nhiễm thủy ngân?

Có 3 phương pháp chính để phát hiện cơ thể có bị nhiễm thủy ngân hay không: kiểm tra máu, kiểm tra nước tiểu và kiểm tra tóc. Khi thủy ngân đi vào cơ thể, chúng sẽ “bám rất chặt” vào nguyên tố Selen (Se) và các nhóm sulfhydryl có trong nhiều enzyme nên lượng thủy ngân đã bám này không thể đào thải dễ dàng; còn lượng thủy ngân tự do trong cơ thể sẽ đi theo máu trong cơ thể và được đào thải thông qua đường tiểu tiện và đại tiện. Do đó, kiểm tra máu và nước tiểu thường áp dụng đối với những trường hợp mới tiếp xúc với nguồn nhiễm trong một vài ngày, còn kiểm tra tóc được áp dụng đối với người nhiễm thủy ngân nhiều tháng trước đó.

  • Kiểm tra máu: Sẽ cho kết quả trong vòng từ 3 đến 5 ngày từ khi bạn tiếp xúc với nguồn nhiễm, kết quả ngưỡng bình thường là dưới 10 microgram/lít
  • Kiểm tra nước tiểu: áp dụng đối với người nhiễm thủy ngân kim loại và vô cơ kết quả ngưỡng bình thường là dưới 10 microgram/lít
  • Kiểm tra tóc: được dùng để kiểm tra nhiễm thủy ngân hữu cơ nhiều tháng trước đó, kết quả đạt ngưỡng bình thường là dưới 10 mg/kg. Trong khi đó, mức độ nhiễm độc trung bình, nồng độ thủy ngân khoảng 200-800 mg/kg, mức độ nghiêm trọng có thể lên đến 2400 mg/kg. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nếu nồng độ thủy ngân trong tóc ở phụ nữ mang thai >= 10 mg/kg làm tăng nguy cơ bị khiếm khuyết về thần kinh ở bào thai.

Làm cách nào để thải độc thủy ngân ra khỏi cơ thể?

Làm cách nào để thải độc thủy ngân ra khỏi cơ thể? Hiện nay, chưa có một phương pháp hay bài thuốc nào giúp loại bỏ hoàn toàn thủy ngân ra khỏi cơ thể con người. Hiện nay, các phương pháp thải độc thủy ngân chỉ mang tính chất hỗ trợ thông qua thay đổi thói quen và có sự tham gia của một số chất hỗ trợ, được thực hiện bởi các cơ sở y tế chuyên nghiệp và có uy tín:

  • Trường hợp thủy ngân tiếp xúc qua da: nhanh chóng loại bỏ quần áo bị nhiễm, rửa mắt, da cho bệnh nhân bằng nước sạch sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất
  • Trường hợp hít phải khí thủy ngân: Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có thủy ngân, đóng kín cửa phòng để tránh thủy ngân xâm nhập vào bên trong nhà
  • Như chúng ta đã biết, thủy ngân được đào thải một phần thông qua nước tiểu và phân. Do vậy, bạn có thể kích thích quá trình đào thải thủy ngân khỏi cơ thể bằng nước và ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây.
  • Thải độc thủy ngân bằng cách sử dụng các chất thuộc nhóm có tên là Chelate. Các nhóm chất này sẽ bám và cô lập thủy ngân trong cơ thể rồi cùng nhau đi ra bên ngoài thông qua con đường nước tiểu. Phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ mong muốn nên thường được thực hiện ở các cơ sở y tế chuyên nghiệp
  • Dimercaprol được sử dụng trong trường hợp ngộ độc với thủy ngân dạng kim loại và muối vô cơ. Dimercaprol không có tác dụng đối với những người bị ngộ độc thủy ngân hữu cơ, thậm chí nó còn làm tăng mức thủy ngân trong não và làm nặng thêm các triệu chứng nhiễm độc trong não. Trong quá trình điều trị, dimercaprol có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đau đầu, co giật.
  • Meso 2,3-dimercaptosuccinic acid (Succimer, DMSA): chất tương tự Dimercaprol, tan trong nước, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA phê chuẩn năm 1991, dùng để điều trị ngộ độc thủy ngân vô cơ.
  • 2,3-dimercapto-1-propanesulfonic acid (Unithiol, DMPS): được điều dùng để điều trị nhiễm độc thủy ngân vô cơ và hữu cơ; DMPS ít gây ra tác dụng phụ nhưng thỉnh thoảng sẽ gây phát ban, giảm bạch cầu, buồn nôn.

Điều đáng buồn, các phương pháp nêu trên không có tác dụng đối với thủy ngân đã xâm nhập vào não.

vicare.vn-lam-cach-nao-de-thai-doc-thuy-ngan-ra-khoi-co-the-body-2

Cách phòng tránh thủy ngân xâm nhập vào cơ thể:

Những người dân xung quanh khu vực vụ cháy Nhà máy Rạng đông cần thực hiện những điều sau đây để tránh thủy ngân xâm nhập vào cơ thể:

  • Đeo khẩu trang hoạt tính mỗi khi ra đường
  • Không ăn các thực phẩm được sản xuất xung quanh khu vực xảy ra vụ cháy 1km
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là đồ dùng bị nhiễm khói bụi từ vụ cháy
  • Sơ tán người già, trẻ nhỏ, người bị ốm, phụ nữ mang thai ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng.

Vỡ nhiệt kế cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm thủy nhân. Chính vì thế, chúng ta cần để cặp nhiệt kế ở đúng nơi quy định, xa tầm tay trẻ em để tránh rơi vỡ. Nếu nhiệt kế bị vỡ, cần sơ tán mọi người đến khu vực khác để tránh hít phải hơi độc của thủy ngân. Khi dọn dẹp, không nên quét hay dùng máy hút bụi hoặc bật điều hòa, lò sưởi sẽ làm cho thủy ngân bay hơi nhanh chóng, dẫn đến nguy cơ hít phải khí thủy ngân cao. Thủy ngân cần được cho vào lọ kín, đậy kín, dán nhãn rồi cho vào thùng rác phân loại.

Xem thêm:

  • Vụ cháy nhà máy Rạng Đông: Thủy ngân lỏng có độc không?
  • Từ vụ cháy nhà máy Rạng Đông tìm hiểu thông tin thủy ngân có những dạng nào? Tác hại ra sao?
  • Người dân khu vực cháy bóng đèn Rạng Đông có nên đi xét nghiệm thuỷ ngân hay không?