Kinh nghiệm trị hăm tã cho bé gái
Dấu hiệu hăm tã không phải lúc nào cũng giống nhau. Tuy nhiên, nếu vùng da quấn tã ở bé bị kích ứng, nổi đỏ thì có thể đó là triệu chứng của hăm. Làn da hăm có biểu hiện mềm, phồng nhẹ khi bạn chạm tay vào. Đối với bé gái khi bị hăm ta rất có thể gây ra nhiễm trùng hay bị lây lan sang bộ phận sinh dục vì thế cho nên các mẹ nên trị hăm tã cho bé cẩn thận.
Kinh nghiệm trị hăm tã cho bé gái
Sau đây, HoiBenh sẽ chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm trị hăm tã cho bé gái.
Nguyên nhân gây hăm tã
Hăm có thể do thức ăn hoặc nước tiểu ở bé... Có những nguyên nhân gây hăm tã như sau:
- Ẩm ướt: Vùng da quấn tã luôn bị ẩm bởi kem dưỡng, cộng thêm nước tiểu và vi khuẩn từ phân khiến làn da bị kích ứng. Cho dù mẹ có chăm thay tã thì chứng hăm vẫn phát triển do làn da của bé khá nhạy cảm.
- Nhạy cảm với hóa chất hoặc do bị kích ứng: Hăm có thể là kết quả khi hai vùng da cọ sát vào nhau (vùng da có nếp gấp), đặc biệt là khi da bị tiếp xúc với hóa mỹ phẩm.
- Thức ăn mới: Khá nhiều bé bị hăm lần đầu khi bước vào tuổi ăn dặm hoặc khi thử một món mới. Thức ăn mới làm thay đổi tính chất của phân, có thể làm tăng tần suất đi tiêu. Nếu bú mẹ hoàn toàn, làn da của bé cũng có thể phản ứng với thức ăn từ mẹ.
- Nhiễm khuẩn: Vùng quấn tã thường là vùng da ẩm và nhạy cảm – tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây nên chứng hăm.
Ngoài ra, nhóm bé dùng kháng sinh cũng có thể bị hăm, do thuốc làm yếu các loại vi khuẩn có lợi (cùng với việc tiêu diệt vi khuẩn có hại). Kháng sinh cũng góp phần làm gia tăng tiêu chảy, khiến hăm tã nở rộ.
Các bài thuốc dân gian chữa hăm tã
Chữa hăm bằng lá trà/ chè
Như các bạn biết trà cũng là một trong những thảo dược đa năng trong việc giúp trẻ trị hăm tã cho trẻ. Kể cả trà túi hay trà xanh. Với trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ để tinh chất tannin trong trà giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương.
Còn với trà xanh, có thể dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Các chất trong trà xanh có 1 chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.
Chữa hăm bằng lá trầu không
Trầu có vị cay nồng và tính ấm, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu không có tính năng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn chướng khí. Lá trầu không có tác dụng theo dược lý hiện đại như: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.
Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Tiếp đến, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm của bé. Bạn nên làm liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn chứng hăm của bé sẽ thuyên giảm đáng kể.
Chữa hăm tã bằng cây mã đề
Cây mã đề chữa hăm cho bé rất tốt mà việc thực hiện vô cùng đơn giản. Dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát sau đó thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.
Kinh nghiệm trị hăm tã cho bé gái bằng thuốc bôi được các mẹ chia sẻ
Mẹ có nickname Mesauvy trên diễn đàn Webtretho chia sẻ: “Bạn ra hiệu thuốc hỏi mua kem chống hăm của hãng avene, tuy đắt chút nhưng dùng rất tốt.”
Mẹ quynhnhuvopham cũng ở diễn đàn Webtretho chia sẻ: “Mỗi lần vệ sinh cho bé, chị dùng bông gòn, thấm nước ấm lau nhẹ, rồi dùng khăn mềm thấm khô cho bé, sau đó bôi một lớp mỏng Bepanthen cho bé, để một lát cho thoáng rồi hãy mặc bỉm vào, nếu ko phải mặc bỉm nữa thì mau hết hơn”