Kinh nghiệm phòng tránh tiêu chảy ở trẻ

Có thể thấy tiêu chảy là một tình trạng phổ biến ở trẻ em, hầu như trẻ nào cũng từng bị một lần. Nếu tiêu chảy trong thời gian dài, trẻ rất dễ gặp tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng, thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ.

Kinh nghiệm phòng tránh tiêu chảy ở trẻ Kinh nghiệm phòng tránh tiêu chảy ở trẻ

Có thể thấy tiêu chảy là một tình trạng phổ biến ở trẻ em, hầu như trẻ nào cũng từng bị một lần. Nếu tiêu chảy trong thời gian dài, trẻ rất dễ gặp tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng, thậm chí là tử vong. Tiêu chảy cũng là một trong những bệnh có nguy cơ tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ.

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên phần lớn trẻ mắc bệnh là do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, dị ứng thức ăn, do sử dụng thuốc kháng sinh khiến diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột,....

Hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu, dễ bị các tác nhân có hại như vi khuẩn, virus tấn công, gây nhiễm trùng đường ruột.

Các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể trẻ khi:

  • Ăn, uống những loại thực phẩm, nước uống nhiễm độc, hư hỏng, kém chất lượng.
  • Dinh dưỡng không hợp lý: Trẻ em ăn thức ăn, nước uống không đúng cách, ăn ít chất xơ, ít rau củ quả, ăn nhiều chất béo, đồ tanh.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Trẻ em thường xuyên vui chơi ở những chỗ có nhiều đất, cát không sạch sẽ, nhưng không được vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi sẽ khiến các vi khuẩn, virus bám vào tay, chân trẻ gây nên tình trạng tiêu chảy.

Hậu quả của tiêu chảy ở trẻ

Khi bị tiêu chảy, nguy hiểm nhất đó là tình trạng mất nước. Khi đó, trẻ sẽ mệt mỏi, kém ăn, quấy khóc. Nếu để tình trạng tiêu chảy cấp kéo dài mà không được điều trị đúng cách sẽ khiến trẻ rối loạn tiêu hóa, suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra khi bị tiêu chảy, cha mẹ cần có những biện pháp phòng tránh đúng cách, giúp trẻ có một hệ miễn dịch tốt, tránh được nguy cơ xâm nhập của các tác nhân có hại cho đường ruột.

vicare.vn-kinh-nghiem-phong-tranh-tieu-chay-o-tre-body-1

Cách phòng tránh tiêu chảy cho trẻ

Để giúp trẻ phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần chú ý thực hiện các điều sau:

  1. Thay đổi chế độ ăn uống
  • Tránh cho trẻ ăn thức ăn ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, không sạch sẽ.
  • Thức ăn của trẻ cần phải được nấu chín kỹ, tránh để thức ăn còn sống. Khi chế biến thức ăn cũng cần phải chú ý đảm bảo vệ sinh để tránh vi khuẩn tấn công. Nguồn nước uống cho trẻ cũng cần phải sạch sẽ.
  • Đậy kín thức ăn cho trẻ để tránh ruồi, nhặng. Không để thức ăn quá lâu, thức ăn đã nguội, lạnh. Đun nóng thức ăn trước khi cho trẻ ăn. Nếu thức ăn để lâu có mùi thì phải bỏ đi không sử dụng nữa.
  • Bổ sung thực phẩm giàu probiotics như sữa chua để bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, củng cố hệ miễn dịch cho trẻ. Trong ruột luôn tồn tại các loại vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Nếu làm mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại sẽ dễ khiến trẻ bị tiêu chảy.

2. Hạn chế cho trẻ chơi ở những nơi có nhiều ký sinh trùng như vũng nước đọng, hồ nước công cộng. Sau khi trẻ chơi thì cần thay quần áo, rửa tay, chân thật sạch sẽ để tránh vi khuẩn tiếp xúc vào cơ thể.

3. Không để trẻ cắn móng tay, ngậm tay vì tay, chân là những nơi có chứa rất nhiều vi khuẩn. Nhắc nhở trẻ rửa tay thật sạch sẽ trước và sau bữa ăn.

4. Giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ ở những nơi như bồn cầu, nhà vệ sinh.

5. Đối với trẻ sơ sinh:

  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ có nhiều kháng thể, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và chống được tiêu chảy.
  • Nếu trẻ bú bình thì trước và sau khi cho bú thì phải rửa thật sạch sẽ bình và núm vú bằng nước sôi trong 15 phút.

6. Nếu trẻ bị tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh thì thường ở dạng nhẹ, cha mẹ không cần quá lo lắng.

Khi thấy trẻ có hiện tượng tiêu chảy, cha mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Tiêu chảy sẽ gây ra mất nước. Vì thế, cha mẹ cần phải bổ sung nước cho trẻ bằng cách bổ sung chất điện giải, uống nhiều nước. Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, tránh bị nôn và đi tiểu nhiều.
  • Cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng như cháo để dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.
  • Nếu thấy tình hình bệnh không tiến triển, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như mắt trũng, môi khô, mệt mỏi thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em và cách điều trị
  • Cách điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ