Kinh nghiệm đẻ mổ từ A-Z mẹ bầu cần biết

Bác sĩ luôn khuyến khích bà bầu đẻ thường thay vì đẻ mổ. Nhưng với những trường hợp đặc biệt thì mẹ bầu được chỉ định đẻ mổ để đảm bảo cả 2 mẹ con đều khỏe mạnh. Song dù đã trải qua vài lần đẻ mổ hay mới lần đầu thì vấn đề sinh nở luôn được chị em quan tâm. Nhất là những ai chưa có kinh nghiệm đẻ mổ thì điều gì cũng khó khăn, mới mẻ.

Kinh nghiệm đẻ mổ từ A-Z mẹ bầu cần biết Kinh nghiệm đẻ mổ từ A-Z mẹ bầu cần biết

1. Chuẩn bị đầy đủ cho ca đẻ mổ

Các bác sĩ sẽ khuyên đẻ mổ khi mẹ bầu hoặc thai nhi có bất thường về sức khỏe như: Đường âm đạo của mẹ bị dị thường, mẹ bị cao huyết áp, bệnh tim, mẹ trên 35 tuổi lần đầu sinh con, thai nhi quá lớn, vị trí thai nhi không đúng tư thế, thai nhi thiếu oxi,...

Nếu như mẹ bầu được chẩn đoán thuộc 1 trong những điều trên thì nên chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để đẻ mổ thành công. Cụ thể:

  • Hình dung những gì diễn ra với mình bằng cách xem qua các video về đẻ mổ. Từ đó, có tâm lý sẵn sàng nếu có phát sinh tình huống, và trong tình huống đó sẽ xử lý như thế nào.
  • Hiểu về đẻ mổ (khi nào thì nên đẻ mổ, chế độ dinh dưỡng cho người đẻ mổ, các cơn đau sau đẻ mổ và quá trình hồi phục,...)
  • Ăn nhẹ nhàng, không ăn đồ cay nóng hoặc gia vị gây ợ hơi để đảm bảo không bị táo bón trước sinh.
  • Tập bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ, yoga,... để giúp cơ bụng mẹ săn chắc hơn và sớm hồi phục sau ca sinh nở.
vicare.vn-kinh-nghiem-de-mo-tu-a-z-me-bau-can-biet-body-1
  • Chuẩn bị đồ đạc cho 2 mẹ con: Cần chuẩn bị đầy đủ đồ đạc để mẹ bầu an tâm sinh con.

2. Vào phòng sinh

  • Với đẻ mổ, mẹ bầu được bác sĩ thực hiện gây tê màng cứng hoặc gây tê cột sống. Có trường hợp bác sĩ chỉ định gây mê toàn thân. Các biện pháp này được làm để mẹ không đau đớn trong lúc phẫu thuật mà vẫn nhận biết được quá trình thực hiện của bác sĩ và sự ra đời của con. Hiện nay các kỹ thuật gây tê rất hiện đại, giúp mẹ bầu hoàn toàn không đau trong lúc sinh con. Ngoài gây tê ngoài màng cứng còn có gây tê tủy sống, gây tê cơ vuông thắt lưng (chặn tín hiệu đau không truyền lên não,...). Biện pháp này được thực hiện tại một số bệnh viện lớn như Phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội, Vinmec,...
  • Tuy nhiên, mẹ bầu đẻ mổ sau sinh chưa được bế con ngay lập tức. Em bé được làm vệ sinh, quấn khăn, còn mẹ được bác sĩ khâu vết thương. Bạn có thể hỏi bác sĩ áp dụng phương pháp da tiếp da được không trước khi con cách ly mẹ 1 vài tiếng.

3. Vệ sinh vết mổ sau sinh đúng cách

  • Sau sinh tuần đầu tiên, bác sĩ sản khoa sẽ chăm sóc vệ sinh vết mổ cho mẹ vì vết mổ chưa khô. Bác sĩ sẽ cho thuốc giảm đau, kháng sinh, co hồi tử cung để sau sinh mổ mẹ tránh được các biến chứng và nhiễm trùng.
  • Trường hợp sản phụ thấy quá đau, không chịu được vết mổ mới nói bác sĩ để bác sĩ thăm khám, cho thuốc giảm đau an toàn.
  • Tuần thứ 2, mẹ có thể vệ sinh bằng nước ấm và cần dùng bông sạch thấm khô vết mổ. Mẹ có thể sử dụng dung dịch betadin hoặc povidine 10% để vết thương nhanh lành và tránh nhiễm trùng.

4. Theo dõi sau đẻ mổ

vicare.vn-kinh-nghiem-de-mo-tu-a-z-me-bau-can-biet-body-2
  • Kinh nghiệm đẻ mổ không kém phần quan trọng là theo dõi sau sinh. Cơ thể có phản ứng ngay khi bị nhiễm trùng vết mổ là sốt nên cần theo dõi sức khỏe có dấu hiệu này không.
  • Sản dịch vẫn chảy ra âm đạo như sinh thường, có màu đỏ tươi, sau đó ít dần và chuyển sang nâu sậm. Ngày thứ 10 thì sản dịch có màu vàng hoặc không màu. Đó là bình thường, nếu sản dịch có màu lạ, mùi lạ thì mẹ nên đến cơ sở y tế kiểm tra lại nhằm tránh băng huyết hoặc nhiễm trùng hậu sản.
  • Mẹ cần khám ngay khi vết mổ sưng, nóng, đau, đỏ tấy hoặc chảy dịch vàng.

5. Đừng chỉ nằm một chỗ

  • Sau sinh, sản phụ nên nằm nghiêng và có gối kê dưới lưng để vết mổ không bị đụng tới.
  • Sau 24 tiếng đẻ mổ, sản phụ nên cố gắng đứng dậy và tập đi lại nhẹ nhàng sớm. Vì vận động nhẹ nhàng càng sớm giúp khí huyết lưu thông nên sản phụ hồi phục sức khỏe càng nhanh.
  • Các sản phụ chia sẻ kinh nghiệm sau khi đẻ mổ rằng, lần đầu sinh con bằng phương pháp mổ nên mọi chuyện rất vội vã, không có kinh nghiệm, không vận động sau mổ nên đau và lâu khỏi hơn. Rút kinh nghiệm lần 2, họ đã vận động nhẹ nhàng sớm hơn nên nhanh hết đau hơn hẳn.

Xem thêm:

  • Đẻ không đau ở Vinmec - Vượt cạn nhẹ nhàng, sinh con khỏe mạnh
  • Phụ nữ sau khi đẻ mổ kiêng ăn gì?
  • Đẻ mổ có ăn được tôm không?
  • Bao trọn kinh nghiệm đẻ mổ lần 2 mà các mẹ nên tìm hiểu
  • Chăm sóc vết mổ đẻ như thế nào?