Kinh nghiệm chữa bệnh tự kỷ tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Tự kỷ là một căn bệnh ngày càng phổ biến ở trẻ em và là một trong những vấn đề gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Việc điều trị tự kỷ hiện tại vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, có một phương pháp chữa bệnh tự kỷ tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương đang tỏ ra khá hiệu quả. Vậy phương pháp đó cụ thể như thế nào, cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau.

Kinh nghiệm chữa bệnh tự kỷ tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương Kinh nghiệm chữa bệnh tự kỷ tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Tự kỷ là một căn bệnh ngày càng phổ biến ở trẻ em và là một trong những vấn đề gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Việc điều trị tự kỷ hiện tại vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, có một phương pháp chữa bệnh tự kỷ tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương đang tỏ ra khá hiệu quả. Vậy phương pháp đó cụ thể như thế nào, cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau.

Giới thiệu Bệnh viện Châm cứu Trung ương và phương pháp châm cứu

Bệnh viện Châm cứu Trung ương là một bệnh viện chuyên khoa hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế. Đây là một trong những bệnh viện đầu ngành về lĩnh vực châm cứu tại Việt Nam, được thành lập vào năm 1982. Bệnh viện Châm cứu Trung ương hiện là nơi thực hiện châm cứu để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Châm cứu về bản chất là hiện tượng giải phóng các nguồn năng lượng của cơ thể bằng cách kích thích vào các huyệt đạo trên cơ thể. Hiện nay, các bệnh lý có thể được điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bằng châm cứu tại Bệnh viện Châm Cứu Trung ương bao gồm:

Nhóm thần kinh

  • Điện châm điều trị đau đầu, mất ngủ
  • Điện châm điều trị hội chứng tiền đình
  • Điện châm điều trị thiểu năng tuần hoàn não
  • Điện châm điều trị stress
  • Điện châm điều trị phục hồi chức năng cho trẻ bại liệt
  • Điện châm chữa liệt dây thần kinh VII ngoại biên (Liệt mặt)
  • Điện châm chữa đau thần kinh liên sườn
  • Điện châm chữa đau thần kinh tọa
  • Điện châm hỗ trợ cai nghiện rượu
  • Điện châm hỗ trợ cai nghiện ma túy

Nhóm cơ xương khớp

vicare.vn-kinh-nghiem-chua-benh-tu-ky-tai-benh-vien-cham-cuu-trung-uong-body-1
  • Điện châm chữa đau vai gáy
  • Điện châm chữa viêm quanh khớp vai
  • Điện châm chữa tê mỏi tay, chân
  • Điện châm chữa đau lưng
  • Điện châm chữa đau do thoái hóa
  • Điện châm chữa đau thần kinh tọa
  • Điện châm chữa thoát vị đĩa đệm

Nhóm vận động

  • Điện châm phục hồi liệt nửa người
  • Điện châm điều trị liệt chi trên
  • Điện châm phục hồi liệt tứ chi do chấn thương cột sống
  • Điện châm hỗ trợ điều trị tự kỷ ở trẻ em
  • Điện châm chữa bại não trẻ em
  • Điện châm chữa chậm nói ở trẻ em

Nhóm bệnh khác

  • Châm cứu giảm béo

Địa chỉ Bệnh viện Châm cứu Trung ương

  • Địa chỉ: Số 49 - Thái Thịnh - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội.
  • Đường dây nóng: 0906 272 037
  • Số điện thoại tư vấn: 024 3562 7451

Có thể chữa bệnh tự kỷ bằng châm cứu được không?

Thực tế đã cho thấy châm cứu là một phương pháp điều trị trẻ mắc bệnh tự kỷ đạt được hiệu quả khá cao. Tuy nhiên cần phải kết hợp châm cứu với các phương pháp khác như ngôn ngữ trị liệu, xoa bóp bấm huyệt, tập vận động, cấy chỉ. Bên cạnh đó, cần cho trẻ dùng thêm một số loại thuốc dinh dưỡng cho thần kinh và tăng lượng oxy lên não như cerebrolysin, ginkgo biloba, piracetam... Ngoài ra, các thuốc tăng dẫn truyền thần kinh như citicholine, choline alforce-rate, nhóm vitamin 3B cũng rất cần thiết cho trẻ tự kỷ.

vicare.vn-kinh-nghiem-chua-benh-tu-ky-tai-benh-vien-cham-cuu-trung-uong-body-2

Nguyên tắc chung khi điều trị là điều chỉnh lại các hành vi, sự giao tiếp và tương tác nhằm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với gia đình, nhà trường và xã hội. Các cơ quan cần được điều chỉnh bao gồm vận động, xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác... Về phương pháp cụ thể sử dụng để điều trị cho trẻ tự kỷ là dựa vào tính bắt chước của trẻ để dạy viết, kích thích trẻ phát âm cũng như hướng dẫn trẻ giao tiếp và tương tác. Các giai đoạn giao tiếp và tương tác phụ thuộc vào 4 điều là: khả năng tương tác với người khác, cách giao tiếp, lý do trẻ giao tiếp và những hiểu biết của trẻ. Có 4 giai đoạn giao tiếp của trẻ bao gồm: giai đoạn tự phát, giai đoạn yêu cầu, giai đoạn giao tiếp sớm, giai đoạn đối tác.

Liệu trình châm cứu hỗ trợ chữa bệnh tự kỷ tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho trẻ như sau:

  • Mỗi đợt cách nhau từ 30 đến 40 ngày.
  • Một năm có từ 3 đến 5 đợt.
  • Điều trị liên tục trong nhiều năm, từ 2 tuổi đến trước 6 tuổi, càng sớm thì hiệu quả càng cao.

Chữa bệnh tự kỷ tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Hiện tại, Bệnh viện Châm cứu Trung ương có triển khai chữa bệnh tự kỷ do Khoa Điều trị và Chăm sóc Trẻ em Tự kỷ phụ trách.

Khoa trực tiếp điều trị cho trẻ mắc tự kỷ theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa Y học cổ truyền, Y học hiện đại và liệu pháp giáo dục nên trẻ có thể cải thiện rất nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị.

Hiện nay, trẻ bị tự kỷ được điều trị tại Khoa khá đông, trung bình mỗi ngày có từ 70 đến 80 lượt bệnh nhi. Kết quả khỏi bệnh và hòa nhập cộng đồng của trẻ tự kỷ là trên 60%. Trong đó có khoảng 25 đến 30% số trẻ đi học tiếp thu khá tốt, xếp loại học tập đạt từ mức trung bình trở lên.

Số điện thoại liên hệ trực tiếp với Khoa: 024 35 627 581

vicare.vn-kinh-nghiem-chua-benh-tu-ky-tai-benh-vien-cham-cuu-trung-uong-body-3

Ưu và nhược điểm của phương pháp chữa bệnh tự kỷ tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Ưu điểm

  • Trẻ được chữa bệnh tự kỷ tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương có khả năng hồi phục và hòa nhập với cộng đồng cao.
  • Châm cứu là một phương pháp điều trị khá an toàn, ít có tác dụng phụ. Bệnh nhi sẽ không bị ngộ độc thần kinh cũng như không bị ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nhược điểm

  • Thời gian điều trị tự kỷ có thể kéo dài (tính bằng năm), do đó bạn cần phải kiên nhẫn.
  • Trẻ càng lớn thì tỷ lệ thất bại càng cao. Bệnh viện Châm cứu Trung ương khuyến cáo phương pháp châm cứu này chỉ có hiệu quả cao nhất đối với trẻ dưới 3 tuổi, đây là thời gian vàng để điều trị tự kỷ cho trẻ. Còn đối với trẻ trên 6 tuổi, tỷ lệ hòa nhập cộng đồng và tiếp thu khi học tập là rất thấp. Do đó, bạn cần chú ý theo dõi để phát hiện sớm các biểu hiện tự kỷ ở trẻ nhằm có thể kịp thời xử trí.

Một số biểu hiện tự kỷ sớm ở trẻ bao gồm:

  • Giảm tương tác xã hội: Không có cử chỉ khi 12 tháng tuổi (bao gồm chỉ tay, vẫy tay, bắt tay, nhìn mắt, cười đáp), ít cử chỉ giao tiếp, không chơi với bạn, gọi ít quay đầu lại, không khoe, không chia sẻ quan tâm với người khác.
  • Giảm giao tiếp: Không nói được bập bẹ khi 12 tháng tuổi, không nói được từ đơn khi 16 tháng tuổi, không nói được từ đôi khi 24 tháng tuổi, nhại lời, phát âm vô nghĩa, nếu nói được thì lại không biết duy trì hội thoại, giọng nói khác thường, không biết chơi giả vờ.
  • Hành vi bất thường: Hành động rập khuôn, cầm lâu một vật nào đó, cuốn hút quá mức với các chương trình tivi, quảng cáo, logo, sách báo, chữ số, nút nhấn, đi kiễng gót, chạy vòng quanh, nhìn tay, ăn ít nhai...

Xem thêm:

  • Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện châm cứu Trung ương
  • Tự kỉ có chữa khỏi được không?