Kiêng cữ sau sinh như thế nào mới đúng khoa học?

Khi mới sinh em bé, rất nhiều sản phụ được khuyên nên kiêng tắm gội, kiêng vận động, kiêng ăn mặn. Tuy nhiên, không phải tất cả các lời khuyên này đều hữu ích, một số lời khuyên còn khiến sản phụ gặp những “tai họa” không mong muốn. Đó là lý do khiến rất nhiều sản phụ băn khoăn không biết nên kiêng cữ sau sinh như thế nào mới đúng khoa học?

Kiêng cữ sau sinh như thế nào mới đúng khoa học? Kiêng cữ sau sinh như thế nào mới đúng khoa học?

Khi mới sinh em bé, rất nhiều sản phụ được khuyên nên kiêng tắm gội, kiêng vận động, kiêng ăn mặn. Tuy nhiên, không phải tất cả các lời khuyên này đều hữu ích, một số lời khuyên còn khiến sản phụ gặp những “tai họa” không mong muốn. Đó là lý do khiến rất nhiều sản phụ băn khoăn không biết nên kiêng cữ sau sinh như thế nào mới đúng khoa học? Hãy cùng Vicare điểm qua những điều sản phụ cần ghi chú lại trong danh sách kiêng cữ sau sinh của mình nhé.

Kiêng cữ sau sinh cho sản phụ cả đẻ mổ và đẻ thường

Kiêng tắm gội

Không tắm gội là điều đầu tiên sản phụ cần điền ngay vào sổ tay kiêng cữ sau sinh của mình. Tuy nhiên các mẹ chỉ cần kiêng tắm gội 2 đến 3 ngày sau khi sinh, nhiều nhất là 5 ngày. Trong khoảng thời gian này, sản phụ có thể lau người bằng nước ấm, sử dụng dầu gội khô để làm mượt tóc, sạch đầu, tránh tình trạng làm tóc dính bết gây nhức đầu, đau đầu. Khi cảm thấy cơ thể đã khỏe dần, sản phụ hoàn toàn có thể tắm gội bình thường. Để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu nhất định phải tắm nước ấm, ở nơi kín gió và thời gian tắm không quá 20 phút.

Kiêng lạnh

Sau khi mới sinh xong, cơ thể sản phụ thường yếu, mệt, sức đề kháng suy giảm. Đây chính là lý do khiến sản phụ rất dễ bị cảm lạnh. Để kiêng lạnh, phòng ngủ của sản phụ và em bé cần đảm bảo có sự thông thoáng nhất định nhưng vẫn phải giữ đủ ấm. Vào mùa đông, để giữ ấm cho phòng ngủ chúng ta có thể sử dụng máy sưởi hoặc điều hòa, tuyệt đối không được sử dụng than củi vì than cực kỳ độc hại và có thể gây tử vong. Bên cạnh đó, sản phụ cần phải tắm nước ấm, uống nước ấm. Cuối cùng, khi đi ra ngoài, đặc biệt là vào buổi tối và mùa đông, sản phụ cần mặc ấm, che chắn kín đáo để tránh gió lạnh lùa vào người gây cảm lạnh, cảm cúm.

Kiêng vận động

Kiêng vận động cũng chính là một điều mà sản phụ cần ghi chú lại trong sổ tay kiêng cữ sau sinh. Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, sản phụ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động để phục hồi lại sức khỏe sau sinh. Hạn chế vận động không có nghĩa là bà bầu chỉ nằm yên một chỗ. Sau khi sinh được khoảng 4 tuần, khi sức khỏe dần ổn định, sản phụ nên vận động nhẹ bằng cách đi bộ nhẹ nhàng ở trong nhà để giúp máu được lưu thông đồng thời giúp khoang chậu, trực tràng, bàng quang (những bộ phận cần hồi phục sau sinh) không bị trì trệ vì nằm quá nhiều. Đặc biệt, sản phụ không nên ngồi xổm vì tư thế này có thể gây nên hiện tượng sa tử cung. Đến tuần thứ 6 sau sinh, sản phụ hoàn toàn có thể tập các bài tập yoga.

Ăn uống

Hải sản, đồ lạnh, thức ăn lên men, thức ăn để qua ngày, các món ăn lạ là những thức ăn mà sản phụ cần kiêng cữ sau sinh. Vì khi mới sinh, bụng sản phụ còn yếu, ăn những thức ăn này sẽ dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Đặc biệt, sản phụ không nên ăn kiêng để giảm cân vì điều này sẽ làm cơ thể thiếu vitamin, các chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó làm giảm sức đề kháng dẫn đến dễ bị nhiễm bệnh và mất sữa nuôi con.

vicare.vn-kieng-cu-sau-sinh-nhu-nao-moi-dung-khoa-hoc-body-1

Quan hệ tình dục

Sau sinh, phụ nữ cần thời gian tối thiểu từ 20 đến 30 ngày để sạch sản dịch. Hơn nữa, thời điểm này, cơ thể sản phụ vẫn còn rất yếu, các vết thương sau sinh vẫn chưa lành hẳn, cơ thể vẫn chưa đủ tiết hormon sinh dục. Do đó, sản phụ nên kiêng quan hệ tình dục vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến các vết thương đang trong quá trình làm lành, dễ khiến cơ quan sinh dục của sản phụ bị viêm nhiễm đồng thời chất lượng quan hệ chắc chắn sẽ không được như mong muốn. Thời điểm quan hệ tốt nhất là 5 đến 6 tuần sau sinh.

Kiêng lạm dụng nhiều thuốc

Sản phụ kiêng cữ sau sinh như thế nào cho đúng khoa học? Sản phụ nên kiêng lạm dụng các loại thuốc sau sinh và chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Vì thuốc đi vào cơ thể sẽ xâm nhập vào sữa, thức ăn chính của em bé và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.

Kiêng căng thẳng

Hiện nay, căng thẳng, trầm cảm sau sinh là vấn đề của rất nhiều sản phụ. Những trạng thái tâm lý này sẽ tác động tiêu cực đến cả mẹ lẫn con. Để vượt qua sự căng thẳng, sản phụ chắc chắn cần rất nhiều sự hỗ trợ từ phía những người thân trong gia đình như: chăm sóc em bé cùng sản phụ, trò chuyện, động viên sản phụ, hướng cho họ nghĩ về những điều tích cực.

Kiêng đọc báo, sử dụng điện thoại, xem phim quá nhiều

Đọc báo, xem phim, sử dụng điện thoại trong suốt thời gian ở cữ sẽ giúp sản phụ được giải trí, giảm căng thẳng, trầm cảm. Nhưng nếu thực hiện các hoạt động này thường xuyên, nhiều giờ đồng hồ trong một ngày sẽ khiến sản phụ đứng trước nguy cơ bị suy giảm thị lực. Bởi vì, không gian sống của sản phụ thường kín, thiếu ánh sáng tự nhiên, ngay cả sử dụng điện thì việc đọc báo, xem điện thoại quá nhiều sẽ không tốt cho mắt. Bên cạnh đó, ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại còn làm sản phụ rơi vào tình trạng mất ngủ, khó ngủ

vicare.vn-kieng-cu-sau-sinh-nhu-nao-moi-dung-khoa-hoc-body-2

Kiêng cữ sau sinh cho sản phụ đẻ mổ

Với những sản phụ đẻ mổ, kiêng cữ sau sinh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Thực phẩm gây sẹo, lồi sẹo: Rau muống, gạo nếp, thịt gà.
  • Tư thế nằm: Nằm nghiêng (nghiêng về bên trái tốt hơn bên phải) là tư thế nằm tốt nhất vì nó giúp làm giảm co thắt tử cung. Sản phụ sinh mổ cần kiêng tư thế nằm ngửa, nằm sấp.
  • Hạn chế leo cầu thang trong vòng ít nhất 1 tháng vì sức khỏe sản của sản phụ sau sinh mổ thường rất yếu, di chuyển cầu thang có thể làm vết mổ bị ảnh hưởng, gây đau đớn và khiến vết mổ cần nhiều thời gian để làm lành.
  • Thường xuyên chăm sóc vết mổ. Tốt nhất, sản phụ nên nhờ cán bộ y tế vệ sinh vết mổ.

Xem thêm:

  • Những điều mẹ bầu phải kiêng cữ sau khi sinh để bảo vệ sức khỏe
  • Những kiêng cữ sau khi sinh non mẹ phải biết