Kiểm soát và phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi, bệnh tai biến mạch máu não là mối đe dọa và nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, có tỷ lệ tử vong cao. Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não thì cách kiểm soát và phòng tránh bệnh cũng là điều rất đáng được lưu ý.

Kiểm soát và phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não ở người cao tuổi Kiểm soát và phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não ở người cao tuổi

Bệnh tai biến mạch máu não là bệnh gì?

Tai biến mạch máu não là bệnh xảy ra thường xuyên và nguy hiểm nhất đối với người già. Đó là hiện tượng dòng máu cung cấp cho não bộ bị gián đoạn đột ngột khiến vùng não đó bị thiếu dinh dưỡng và oxy. Nếu không được cấp cứu và can thiệp sớm, tình trạng thiếu oxy sẽ làm các tế bào não chết đi, vùng não bộ bị tổn thương nặng, có nguy cơ lan rộng dẫn đến tử vong hoặc để lại biến chứng nghiêm trọng về nhận thức, thị giác, ngôn ngữ và khả năng vận động, ...

Mặc dù bệnh nhân mắc bệnh tai biến đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa nhưng đa số người có độ tuổi trung niên trở lên, đặc biệt là người già rất dễ gặp phải căn bệnh nguy hiểm này.

vicare.vn-kiem-soat-va-phong-tranh-benh-tai-bien-mach-mau-nao-o-nguoi-cao-tuoi-body-1

Vì sao người cao tuổi hay bị bệnh tai biến mạch máu não?

Đối với những người cao tuổi, nguy cơ gặp phải tai biến mạch máu não rất cao là vì họ có rất nhiều yếu tố tạo điều kiện cho căn bệnh này xuất hiện. Có thể “điểm danh” một số tác nhân phổ biến, thường gặp như sau:

Tăng huyết áp

Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu rất hay xảy ra ở những người cao tuổi. Khi huyết áp ở ngưỡng 160/95mmHg thì tỉ lệ bệnh tai biến tăng lên 3,1 lần (nam) và 2,9 lần (nữ) so với những người có huyết áp bình thường. Sở dĩ người cao tuổi bị cao huyết áp là vì các thành động mạch đã bị lão hóa, tính đàn hồi suy giảm, động mạch xơ cứng, chất béo có hại tích tụ dẫn đến xơ vữa động mạch. Ngoài ra, có thể do môi trường sống, ít vận động, chế độ ăn uống, trạng thái tinh thần, các bệnh kết hợp như tiểu đường, gout, ... cũng làm gia tăng hiện tượng cao huyết áp.

Bệnh tim mạch

Thực tế cho thấy, khi cơ thể lão hóa, trái tim của người cao tuổi cũng không còn hoạt động tốt như trước do các mạch đã cứng, độ co giãn kém. Lúc này van tim ở người cao tuổi cũng bị thoái hóa theo, dần bị xơ và vôi hóa. Bên cạnh đó van động mạch chủ cũng có thể bị ảnh hưởng. Chính điều này mà người già rất dễ mắc các các bệnh tim mạch và tai biến, đột quỵ.

Đái tháo đường

Tỷ lệ mắc tiểu đường ở những người cao tuổi rất cao làm tăng tình trạng xơ vữa động mạch não. Những thay đổi về khả năng chuyển hóa glucose, rối loạn tiết insulin tuyến tụy và kháng insulin tăng lên theo tuổi khiến số lượng người cao tuổi bị tiểu đường liên tục gia tăng. Ngoài ra, người cao tuổi phải dùng nhiều loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến đường máu, lối sống, tình trạng cân nặng, ... cũng là nhân tố góp phần thúc đẩy bệnh hình thành.

Tăng mỡ máu

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Ở người cao tuổi, sự lão hóa tác động không nhỏ đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng, khả năng hoạt động của gan, mật, ... kém đi. Từ đó khiến lượng mỡ trong máu tích tụ ngày càng nhiều hơn. Theo thời gian, chúng sẽ lắng đọng trong lòng mạch máu và gây tắc nghẽn, vỡ động mạch dẫn đến bệnh tai biến. Nếu không kịp thời cấp cứu, bệnh nhân có thể tử vong hoặc nếu qua khỏi nguy kịch thì sẽ để lại di chứng nặng nề.

vicare.vn-kiem-soat-va-phong-tranh-benh-tai-bien-mach-mau-nao-o-nguoi-cao-tuoi-body-2

Căng thẳng

Trạng thái căng thẳng, stress gây nên những bất lợi cho động mạch não. Những người cao tuổi rất hay nghĩ ngợi, lo lâu và dễ xúc động. Đây là nguyên nhân dễ bị tai biến xơ vữa, nhịp tim yếu đi, động mạch não co lại dẫn đến rối loạn nhịp tim và huyết áp. Nếu bệnh nhân bị xơ vữa động mạch hoặc tăng áp bị stress thì nguy cơ bệnh tai biến rất cao.

Kiểm soát bệnh tai biến mạch máu não ở người cao tuổi

- Với người bị bệnh tai biến, sau khi xuất hiện cơn đau thắt ngực, “thời điểm lý tưởng” để can thiệp là từ 3 – 4 giờ kể từ khi có triệu chứng. Càng can thiệp sớm thì khả năng hồi phục càng cao. Những trường hợp đưa đến bệnh viện trễ sẽ gặp nhiều khó khăn để cứu sống, gặp nhiều thương tật và chất lượng cuộc sống giảm sút.

- Sơ cứu tại chỗ đúng cách đối với người cao tuổi bị bệnh tai biến mạch máu não là rất quan trọng. Trong khi chờ đợi xe cấp cứu, cần phải:

  • Đặt người bệnh lên mặt phẳng nằm ngang (không cho nằm trên đệm bị lún). Nâng đầu nạn nhân lên cao khoảng 30 – 40 độ. Nới rộng quần áo
  • Đặt đầu hơi nghiêng để không bị sặc, dịch trong miệng chảy ra ngoài không gây ngạt đường thở
  • Móc hết đàm nhớt nếu có cho bệnh nhân dễ thở
  • Nếu có hiện tượng ngừng thở phải hô hấp nhân tạo
  • Nhanh chóng lấy khăn mềm quấn quanh đũa hoặc cán thìa, sau đó đặt ngang miệng để không cắn vào lưỡi
  • Tuyệt đối không được tự ý cho nạn nhân uống thuốc, uống nước chanh, cạo gió, cắt lễ, ...

- Điều trị bằng thuốc: thông thường, khi chữa trị cho người bị bệnh tai biến mạch máu não, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ, thể trạng của bệnh nhân để có phác đồ thích hợp. Bác sĩ có thể cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp, kháng đông, chống kết tập tiểu cầu, bảo vệ tế bào thần kinh, tiêu sợi huyết qua đường tĩnh mạch, ...

vicare.vn-kiem-soat-va-phong-tranh-benh-tai-bien-mach-mau-nao-o-nguoi-cao-tuoi-body-3

Phòng bệnh tai biến mạch máu não

Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng những người cao tuổi có thể hạn chế và phòng tránh hiệu quả bằng một số cách thức sau:

Thường xuyên kiểm soát huyết áp

Bệnh nhân nên tự đo huyết áp tại nhà hoặc gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra mức huyết áp. Bên cạnh đó, người già nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Bằng cách giảm lượng cholesterol xấu trong máu, kiểm soát chặt chẽ lượng đường là cách giảm nguy cơ bệnh tai biến. Đồng thời, việc tái khám định kỳ cũng là việc không thể bỏ qua đối với người cao tuổi.

Vận động và tập luyện thể dục thể thao

Người cao tuổi vẫn có thể lựa chọn cho mình một hình thức rèn luyện cơ thể phù hợp với thể trạng. Những bộ môn như đi bộ, yoga, thiền, tập thể dục buổi sáng, ... rất hiệu quả trong việc chống lại tác nhân gây rối loạn nhịp tim, duy trì trọng lượng cơ thể cân đối, giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Tránh căng thẳng, giữ cho tâm hồn thanh thản, tránh thức khuya, nên đi ngủ đúng giờ. Lúc giao mùa nên chú ý bảo vệ cơ thể bằng cách mặc đủ ấm, ngủ nơi kín gió. Buổi sáng thức dậy không nên ngồi dậy ngay mà cần nằm tại chỗ vận động nhẹ nhàng từ 3 -5 phút.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Người cao tuổi không nên ăn các thực phẩm gây khó tiêu và không tốt cho sức khỏe. Ngược lại, hãy bổ sung nhiều chất béo omega-3, dầu cá, dầu oliu và trái bơ. Tăng cường thịt trắng thay thế cho thịt đỏ là bí quyết bảo vệ sức khỏe, ăn nhiều rau (rau dền, rau ngót, rau sam, rau đay), củ, quả và bổ sung vitamin C, vitamin PP, thức ăn giàu kali (giá đỗ, chuối chín, ngô, khoai tây, khoai sọ), ... Không lạm dụng rượu bia, nước ngọt. Hạn chế tinh bột, muối, thức ăn nhiều mỡ.

Xem thêm:

  • Những nguyên nhân gây bệnh tai biến mạch máu não
  • Các cách điều trị tai biến mạch máu não
  • Cách phòng tránh tai biến mạch máu não hiệu quả nhất