Khủng hoảng tuổi lên 2 bố mẹ cần làm gì để xử lý
Bước sang tuổi thứ 2 cũng là lúc bé yêu có sự thay đổi lớn cả về thể chất và tinh thần. Những nhận thức ban đầu được hình thành khiến con có sự tự phát trong hành động và đôi khi là “ ăn vạ” bố mẹ tạo nên khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ. Trong tình huống này, cha mẹ cần làm gì?
Khủng hoảng tuổi lên 2 bố mẹ cần làm gì để xử lý
Khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ
Theo như các chuyên gia tâm lý thì ở mỗi độ tuổi trẻ đều có những khủng hoảng tâm lý riêng, chỉ khác nhau ở mức độ biểu hiện nhiều hay ít và ở tuổi lên 2 cũng vậy.
- Khi trẻ lên 2, thời điểm này trẻ bắt đầu có những thay đổi về tâm lý, thích nói “ không” với bất kì điều gì chúng không thích, không những vậy nhiều trẻ còn có xu hướng bạo lực hay ăn vạ khiến cho bố mẹ vô cùng lo lắng.
- Giai đoạn khủng hoảng này thường kéo diễn ra khi trẻ được 18 tháng đến 3 tuổi. Trong giai đoạn này, hầu hết trẻ đều đã biết đi, biết chơi, biết phân biệt những sự vật sự việc đơn giản, biết ăn cơm và có thể hiểu một số ít ngôn ngữ mà mẹ truyền đạt.
- Việc xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 này khó có thể làm bé thay đổi trong ngày một ngày hai, mà nó đòi hỏi sự kiên trì và duy trì các nguyên tắc giúp bé phát triển cũng như nhận thức được đâu là tốt, đâu là xấu và từ đó hỗ trợ bé phát triển theo chiều hướng tốt.
- Lúc này mẹ cần bình tĩnh và đừng vội nghĩ là con hư và không vâng lời cha mẹ, mà hãy cùng con vượt qua cơn khủng hoảng đầu đời này một cách khoa học và thông minh nhất. Bởi chính mẹ và những người thân bên cạnh sẽ là tấm gương phản chiếu con người bé sau khi trưởng thành.
Cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 cho trẻ
Phớt lờ trẻ
Việc phớt lờ con có thể sẽ là một trong những khó khăn rất lớn của các bà mẹ. Khi từ lúc nhỏ mẹ đã luôn nâng niu và chăm sóc con một cách chu đáo nhất, tuy nhiên đây được coi là chìa khóa quan trọng trong bí quyết xử lý khủng hoảng của con tuổi lên 2. Một khi trẻ đột nhiên nổi cơn giận dữ thì chúng sẽ không còn khả năng kiểm soát được cảm xúc của mình nữa. Trong lúc này, việc dỗ dành hay trò chuyện với trẻ hầu như không đạt được bất kỳ một tác dụng nào. Vì vậy, thay vì quá quan tâm đến trẻ, bạn hãy đảm bảo rằng trẻ an toàn, bằng cách loại bỏ các đồ vật có thể gây nguy hiểm cho con nếu ở gần, vì khi trẻ bực tức và giận dỗi, chúng có thể quang hay ném đồ vật gần đó. Hãy bình tĩnh và đợi cơn giận của con chấm dứt, sau đó hãy ôm trẻ và tiếp tục trò chuyện như thường ngày.Thông thường, việc giận dữ ở trẻ 2 tuổi không phải là từ chủ ý, trừ khi trẻ nhận ra rằng việc giận dữ có thể thu hút được sự chú ý từ bạn. Vì vậy, bạn cần cho trẻ thấy rằng, bạn có thể phớt lờ cơn giận của trẻ, và khi trẻ có giận dữ ăn vạ như nào thì bạn cũng sẽ không để ý đến. Bạn cần thông báo với con rằng, bất kỳ điều gì con muốn đều phải thông báo bằng lời nói với bạn, và bạn tuyệt đối không thỏa hiệp với con nhằm mục đích nguôi cơn giận của bé.Một lưu ý cho mẹ, hệ thống ngôn ngữ ở trẻ 2 tuổi đa phần là chưa được hoàn thiện và bé không có đủ vốn từ vựng để giao tiếp với bạn, do vậy, bạn có thể khuyến khích con thể hiện bằng cách khác. Bạn có thể hướng dẫn con dùng cử chỉ khi muốn nói những từ như: con đói, đau, con khát... nếu con chưa nói được rõ ràng. Việc này vừa giúp con không bị quá khích vừa giúp gắn chặt mối liên kết giữa bạn và bé.
Tạm rời xa trẻ
Trẻ đột nhiên giận dỗi hay ăn vạ cũng có thể làm bạn cảm thấy rất khó chịu và mất bình tĩnh, đặc biệt khi bạn đang phải lo lắng nhiều công việc khác thì lúc này cảm xúc của con có thể gây ảnh hưởng gián tiếp đến bạn. Nhưng bạn hãy luôn nhớ rằng, thái độ của bạn sẽ là thước đo trong việc rèn luyện trẻ. Nếu bạn cảm thấy bản thân mình sắp nổi nóng với con,thì hãy tạm rời xa trẻ, nhờ một người thân để mắt đến trẻ và hít thở thật sâu, thoải mái để lấy lại được bình tĩnh.Bạn hãy nhớ rằng, việc trẻ 2 tuổi giận dữ hay ăn vạ không phải vì con hư cũng không phải vì con muốn làm cho bạn buồn hay khó chịu, mà là bởi vì bé đang cảm thấy bực bội với chính bản thân mình nhưng lại không diễn tả cảm xúc ra như người lớn, và chính bé đang là đối tượng bị khủng hoảng và rất cần có người thân ở bên. Chỉ cần nghĩ về điều này cũng có thể khiến bạn cảm thấy bình tĩnh hơn và xử lý tình huống một cách phù hợp.
Cho con thứ con muốn theo cách của bạn
Khi bạn thấy con có nhu cầu làm gì đó nhưng không thực hiện được, thì cũng đừng vội vàng la mắng hay trách phạt trẻ, thay vào đó bạn có thể trấn an trẻ thông qua tín hiệu rằng, những điều trẻ không làm được thì trẻ có thể nhờ sự giúp đỡ của bạn.
Trẻ có thể không lấy được đồ vật theo ý muốn, sau đó nổi cáu và trút giận lên những thứ xung quanh thì bạn có thể giúp trẻ.
Trong trường hợp bạn không muốn trẻ có một món đồ nào đó thì có thể nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu tại sao mẹ lại cất món đồ đó đi, đồng thời đề xuất một món đồ thay thế khác cho trẻ. Nếu biết sử dụng quy tắc này phù hợp thì sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ trong quá trình giáo dục con cái.
Phân tán sự tập trung của trẻ
Xu hướng của hầu hết các bậc cha mẹ là ngay lập tức cách ly trẻ ra khỏi khu vực đồ vật có thể gây nguy hiểm cho con. Tuy nhiên, hành động này lại rất dễ châm ngòi cho sự bùng nổ cơn giận của trẻ khi bạn đột nhiên tách con ra khỏi thứ mà chúng đang rất muốn. Vì vậy, đừng bao giờ đột ngột ngăn cấm trẻ điều gì đó.
Bạn có thể xử lý tình huống này bằng cách phân tán sự tập trung của trẻ về nơi trẻ định đến hay đồ vật trẻ đang muốn có được bằng cách gọi tên trẻ để thu hút sự chú ý của con. Sau đó bạn có thể sử dụng một món đồ chơi mà con yêu thích để gọi con đến bên bạn, tránh xa được các đồ vật nguy hiểm mà bạn đang muốn con tránh xa.
Đặt mình vào trẻ và suy nghĩ giống như cách trẻ nghĩ
Thực tế, khi gặp phải những cơn ăn vạ của trẻ thì ba mẹ đều cảm thấy rất bực bội và khó chịu, tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng, trẻ mới chỉ có 2 tuổi và chúng hoàn toàn chưa có khả năng nhận biết như một người trưởng thành.
Ở độ tuổi đang muốn khám phá thì tất cả những hoạt động đó bé đều thấy rất thú vị và coi đó là bình thường. Trẻ cần thời gian học hỏi và khám phá dù chưa nhận thức được rằng chúng đã vô tình gây ra sự bừa bộn hay những cơn giận dỗi khó chịu.
Giúp trẻ khám phá thế giới
Ở độ tuổi lên 2, trẻ đang rất háo hức khám phá thế giới. Một trong những khám phá quan trọng của bé đó là chạm vào mọi thứ trên mặt đất mà trẻ thấy, điều này làm cho bạn cảm thấy vô cùng lo lắng vì bạn sợ con lấm bẩn hay nhiễm bệnh...
Tuy nhiên để giúp con phát triển tự nhiên, thay vì ngăn cấm, hãy giúp con tìm ra những gì an toàn và những gì không an toàn bằng cách cùng khám phá thế giới với trẻ. Việc này không những bảo vệ trẻ mà còn làm cho sợi dây tình cảm giữa bạn và bé gắn chặt hơn.
Trên đây là các thông tin về khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ cũng như cách xử lý dành cho cha mẹ khi con gặp phải khủng hoảng này. Giai đoạn này bé rất cần có bố mẹ bên cạnh để hỗ trợ cho bé, vì vậy bạn hãy thật lưu tâm đến con, để con có thể phát triển tự nhiên và khỏe mạnh, vượt qua được khủng hoảng tuổi lên 2 một cách tốt đẹp nhất.
Xem thêm:
- Cha mẹ cần dạy những gì khi trẻ 2 tuổi?
- Tháp dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi mẹ nên biết
- Lịch tiêm phòng cho trẻ từ sơ sinh tới 2 tuổi theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y Tế Thế Giới