Không nhổ răng khôn có sao không?
Răng khôn thường xuất hiện phổ biến ở người trưởng thành, và mang đến không ít phiền phức cho người sở hữu, đặc biệt là khi mọc lệch. Vậy thực tế nếu bạn muốn không nhổ răng khôn có sao không? Trường hợp nào bạn cần phải nhổ răng khôn ngay lập tức để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bản thân mình?
Không nhổ răng khôn có sao không?
Răng khôn là loại xuất hiện phổ biến ở người trưởng thành, thường mang đến không ít phiền phức cho người sở hữu, đặc biệt là khi mọc lệch. Vậy thực tế nếu bạn muốn không nhổ răng khôn có sao không? Trường hợp nào bạn cần phải nhổ răng khôn ngay lập tức để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bản thân mình?
1. Răng khôn là gì và tại sao lại hay mọc lệch, mọc ngầm?
Trước khi tìm hiểu việc nên hay không nên nhổ răng khôn, bạn đã biết loại răng này thực chất là gì hay chưa? Răng khôn vốn là răng lớn thứ ba, xuất hiện ở người trưởng thành với số lượng tối đa là 4 chiếc mọc ở 4 phần hàm. Tên gọi này xuất hiện bởi lẽ răng khôn xuất hiện ở người đã lớn, có nhận thức rõ ràng.
Do thời điểm mọc răng là khi xương hàm đã ngừng phát triển và trở nên khá cứng. Bên cạnh đó, chế độ ăn của cuộc sống hiện đại thường hướng đến việc sử dụng thức ăn mềm, làm giảm sự phát triển của xương hàm. Đây đều là những nhân tố khiến răng và kích thước xương hàm mất cân xứng, dẫn đến tình trạng mọc ngầm, mọc lệch của răng khôn diễn ra phổ biến.
2. Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch tiềm ẩn những nguy hại gì?
Với những chiếc răng bị mắc kẹt ở xương hàm hoặc nướu răng, việc chiếc răng phát triển sẽ tạo áp lực lớn lên vùng xương và nướu. Khi kết hợp với thức ăn đọng lại dưới nướu mà không thể làm sạch, bạn sẽ rơi vào tình trạng viêm, đau và nhiễm trùng.
Trong trường hợp răng mọc lệch, chúng sẽ tạo ra khe bất thường với răng cạnh đó. Điều này sẽ giúp thức ăn vướng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt, răng khôn nằm ở vị trí khuất còn khó có thể làm sạch bằng bàn chải hay chỉ nha khoa dẫn đến sâu răng. Trong một số trường hợp, răng khôn còn thoái hóa tạo thành u hoặcgây ra các bệnh lý khác cho phần xương hàm. Vậy với những lý do trên, việc không nhổ răng khôn có sao không?
3. Nên nhổ răng khôn trong trường hợp nào?
- Bạn nên tiến hành nhổ răng khôn khi chúng gây đau, nhiễm trùng, bị sâu, gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
- Nên nhổ răng khôn khi chúng không có răng đối diện tạo khớp cắn khiến răng khôn dài xuống hàm đối diện. Nếu để lâu, chúng sẽ khiến phần nướu hàm đối diện bị tổn thương.
- Trong trường hợp răng khôn có hình dạng bất thường, quá nhỏ, tạo khe bám thức ăn gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh, bạn cũng nên nhổ bỏ.
4. Việc không nhổ răng khôn có sao không?
Bạn hoàn toàn có thể không nhổ răng khôn nếu trong trường hợp sau:
- Nếu răng khôn của bạn mọc thẳng, không bị ẩn dưới mô xương, nướu, không gây cản trở việc ăn uống hay gây bất cứ biến chứng nào, bạn hoàn toàn có thể giữ lại chúng. Tuy nhiên, hãy nhớ dùng chỉ nha khoa và bàn chải đánh răng để làm sạch răng hàng ngày bạn nhé.
- Bạn cũng nên xin ý kiến bác sĩ về việc nhổ răng khôn, không nên nhổ nếu không cần thiết khi mắc phải một số bệnh về tim mạch, rối loạn đông máu...
5. Một số lưu ý trước khi nhổ răng khôn
Sau khi có được lời giải cho việc không nhổ răng khôn có sao không, nếu quyết định nhổ răng hãy chú ý những điều sau bạn nhé.
- Trước khi nhổ răng khôn, các bạn cần tiến hành xét nghiệm máu, chụp X-quang theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đừng quên chia sẻ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, các loại thuốc đang sử dụng để đảm bảo an toàn bạn nhé.
- Trước ngày nhổ răng bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh dùng các loại chất kích thích.
- Đánh răng sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
- Nên thực hiện nhổ răng vào buổi sáng, giữ tâm trạng thư giãn, thoải mái.
6. Một vài lưu ý sau nhổ răng khôn
Với câu hỏi không nhổ răng khôn có sao không, chắc hẳn các bạn đã có được câu trả lời riêng cho bản thân mình. Vậy nếu đã quyết định nhổ răng, bạn sẽ cần chú ý điều gì sau khi trải qua thủ thuật nào?
Đầu tiên, bạn cần thực hiện theo đúng lời dặn của bác sĩ chuyên khoa, sử dụng thuốc đầy đủ, uống đúng liều lượng để tránh nhiễm trùng và nhanh hồi phục. Sau nhổ răng, bạn sẽ cảm thấy hơi sưng, đau, sốt và chảy máu. Về cơ bản, tình trạng sưng và đau thường kéo dài trong khoảng 2 ngày và sẽ giảm dần sau đó. Bạn chỉ cần uống thuốc theo toa, áp dụng các biện pháp như chườm lạnh sẽ giúp làm giảm sưng cũng làm giảm đau hiệu quả.
Trong khi đó, hiện tượng sốt chỉ kéo dài khoảng 1 ngày, có thể giảm được khi bạn dùng thuốc. Với chảy máu, bạn cần cắn chặt bông gòn trên ổ răng sau nhổ 30 phút sẽ giúp cầm máu hiệu quả. Sau 1-2 ngày, trong nước bọt đôi khi xuất hiện máu hồng nhưng bạn đừng quá lo lắng. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng,ăn thức ăn mềm, nguội... trong 1-2 ngày đầu sẽ giúp hiện tượng này nhanh chóng biến mất.
Trong trường hợp sưng, đau, sốt, chảy máu kéo dài lên đến vài ngày, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được trợ giúp bạn nhé.
Trên đây là lời giải của việc không nhổ răng khôn có sao không và một vài lưu ý khi nhổ răng mà bạn nên quan tâm, chú ý. Đừng quá lo lắng về những chiếc răng này bởi sẽ có cách giải quyết hợp lý bạn nhé.
Xem thêm:
- Răng khôn khi nào nên nhổ?
- Không hẳn lúc nào cũng phải nhổ răng khôn
- Răng khôn có nên nhổ?