Không biết có thai đi nhổ răng khôn có sao không?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 mọc lệch khiến không ít người khốn khổ vì nó. Đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mang thai rất dễ mắc các bệnh về răng miệng so với bình thường. Nhiều phụ nữ không biết có thai đi nhổ răng khôn, khi phát hiện ra mình mang thai đã vô cùng bối rối không biết liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không.
Không biết có thai đi nhổ răng khôn có sao không?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 mọc lệch khiến không ít người khốn khổ vì nó. Đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mang thai rất dễ mắc các bệnh về răng miệng so với bình thường. Nhiều phụ nữ không biết có thai đi nhổ răng khôn, khi phát hiện ra mình mang thai đã vô cùng bối rối không biết liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân phụ nữ mang thai thường gặp các vấn đề răng miệng
Thực tế phụ nữ trong thai kỳ rất dễ mắc các bệnh về răng miệng hơn so với bình thường. Nguyên nhân của tình trạng này do sự thay đổi các hóc môn estrogen và progesteron trong cơ thể, khiến cho nướu sẽ rất nhạy cảm, dễ bị sưng viêm, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, là nguyên nhân chính gây sâu răng và các vấn đề nha khoa khác. Một trong số đó là vấn đề liên quan đến răng khôn và cần phải nhổ bỏ. Theo các chuyên gia nha khoa, răng khôn là răng mọc cuối cùng ở phía trong xương hàm và thường mọc tại thời điểm cấu trúc hàm đã phát triển ổn định ở độ tuổi 18- 25 tuổi. Vì thế hầu hết răng khôn đều mọc kẹt, mọc ngầm, mọc lệch do thiếu chỗ để mọc thẳng trên cung hàm. Răng khôn có thể gây nhiều biến chứng như: Viêm lợi trùm, viêm quanh thân răng, áp xe cơ cắn, sâu răng số 7 bên cạnh thức ăn ứ đọng vào trong lâu dần dẫn đến viêm nhiễm. Ngoài ra, răng khôn có thể thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm gây tình trạng gãy xương bệnh lý...
Bên cạnh đó, lượng canxi trong cơ thể mẹ cũng thay đổi liên tục, đặc biệt là trong giai đoạn thai nhi từ 24-25 tuần tuổi. Đây là thời điểm thai nhi đang phát triển xương nên nhu cầu canxi rất lớn. Nếu lượng canxi trong cơ thể mẹ không đáp ứng đủ thì một phần canxi sẽ được huy động lấy từ mô và xương hàm của người mẹ. Trong tuyến nước bọt bình thường có những chất giúp làm chắc men răng và hạn chế sự xuất hiện của sâu răng. Tuy nhiên, trong thai kỳ, tuyến nước bọt tiết ra sẽ giảm đi làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề răng miệng.
Không biết có thai đi nhổ răng khôn, có ảnh hưởng gì không?
Theo ThS.BS Trần Phương Bình - bác sĩ có nhiều kinh nghiệm tại Khoa Phẫu thuật tạo hình hàm mặt (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba) cho biết, hiện nay số lượng các bệnh nhân đến khám và nhổ răng khôn khá lớn. Nhiều người vào viện trong tình trạng mặt sưng một bên, không mở được miệng, thậm chí có những trường hợp sốt, nổi hạch to. Đáng nói phụ nữ trong giai đoạn mang bầu bị chiếc răng khôn “dở chứng” đối mặt với nhiều nguy cơ hơn, thậm chí là buộc phải đình chỉ thai nghén.
Ngược lại , có nhiều chị em phụ nữ không biết có thai đã đi nhổ răng khôn. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi do các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định để điều trị bệnh lý trên ít nhiều cũng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi trong 3 tháng đầu. BS Trần Phương Bình cho hay: “Đối với phụ nữ mang thai, nhổ răng khôn tuy không phải là một thủ thuật khó khăn nhưng thường bác sĩ không khuyến khích. Thời điểm ít gây ảnh hưởng nhất đến thai nhi là giai đoạn sau 3 tháng đầu do 3 tháng đầu tiên là giai đoạn hình thành và tạo nên các cơ quan của thai nhi”. Ngoài ra, để tiến hành tiểu phẫu nhổ răng khôn, bạn cũng cần chụp phim X – Quang, uống thuốc giảm đau và kháng sinh nhiều hơn so với nhổ các răng khác. Việc này sẽ vừa làm bạn mệt mỏi và vừa ảnh hưởng đến sức khỏe đứa bé trong bụng. Tuy vậy nếu bạn đã lỡ nhổ răng khôn khi không biết mình đã mang thai cũng không nên lo lắng quá. Hãy đến gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn và kiểm tra kỹ lưỡng, tầm soát các dị tật có thể gặp đối với thai nhi.
Như vậy, để tránh tình huống lo lắng không đáng có này, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi mang thai nên đi khám và kiểm tra răng miệng để phát hiện các bệnh lý về răng miệng. Việc kiểm tra sẽ phát hiện răng sâu, viêm lợi, răng khôn mọc lệch, lợi trùm hoặc những ổ viêm tiềm tàng, kịp thời điều trị trước khi có thai. Sau khi có thai, mẹ cũng nên thường xuyên đi kiểm tra bởi các bệnh răng miệng ở giai đoạn sớm có thể dùng các thuốc điều trị khỏi bệnh mà vẫn an toàn cho bà mẹ và thai nhi. Biện pháp được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất là điều trị tại chỗ, vệ sinh sạch sẽ, kiên trì bơm rửa chấm thuốc. Thai phụ có thể ngậm nước muối ấm, sau mỗi bữa ăn nên dùng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn nhất là kẽ giữa răng số 7 và răng khôn. Nếu trường hợp đau nặng, bác sĩ sẽ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh và giảm đau dành cho phụ nữ mang thai để giảm đau nhức tạm thời cho bạn.
Xem thêm:
- Phụ nữ mang thai có nên nhổ răng không?
- Nhổ răng khôn an toàn tại Tp.HCM
- Nhổ răng có cần làm xét nghiệm máu không?