Khối u bướu là gì? Khối u bướu hình thành qua những bước nào?

U bướu là một bệnh lý mang tính nguy hiểm và chiếm đến 54% nguyên nhân gây tử vong toàn cầu – theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới WHO. Vậy, khối u bướu là gì và một khối u bướu hình thành qua những bước nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này với bạn đọc.

Khối u bướu là gì? Khối u bướu hình thành qua những bước nào? Khối u bướu là gì? Khối u bướu hình thành qua những bước nào?

U bướu là một bệnh lý mang tính nguy hiểm và chiếm đến 54% nguyên nhân gây tử vong toàn cầu – theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới WHO. Vậy, khối u bướu là gì và một khối u bướu hình thành qua những bước nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này với bạn đọc.

1. Khối u bướu là gì?

U bướu không phải là một bệnh cụ thể mà là một nhóm bệnh. Cho đến nay, đã có hơn 200 loại u bướu khác nhau được tìm thấy trên cơ thể của con người. Những khối u này thực chất là một nhóm rất nhiều tế bào (thậm chí lên đến hàng tỷ) tập hợp lại, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Tuy có tính chất và nguồn gốc khác nhau, nhưng tất cả các loại u bướu đều được hình thành từ 9 bước căn bản mà bạn sẽ được tìm hiểu trong phần 2 của bài viết.

vicare.vn-khoi-u-buou-la-gi-khoi-u-buou-hinh-thanh-qua-nhung-buoc-nao-body-1

2. Một khối u bướu hình thành qua những bước nào?

Bước 1 – Quá trình oxy hóa trong cơ thể bị đẩy nhanh

Các thuật ngữ quá trình oxy hóa, gốc tự do (chất oxy hóa) và chất chống oxy hóa là những khái niệm khá phổ biến trong Y khoa, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về những thuật ngữ này.

Gốc tự do là những phân tử hóa học mất đi electron và chính vì thế, chúng luôn ở trạng thái mất cân bằng. Xu hướng hoạt động của các phân tử này là lấy điện tử từ phân tử khác và quá trình đó liên tiếp tạo ra nhiều gốc tự do khác, không có kết thúc. Không may mắn, các gốc tự do này lại mang lại nhiều nguy hiểm về sức khỏe.

Vậy làm sao để hạn chế tác hại của các gốc tự do? Nhiệm vụ này được giao cho chất chống oxy hóa: những phân tử có dư electron nên có thể tặng cho gốc tự do mà bản thân không bị biến thành gốc tự do khác, nghĩa là chúng vẫn sẽ ổn định, hoàn toàn không gây hại cho cơ thể.

Ở điều kiện bình thường, gốc tự do và các chất chống oxy hóa sẽ ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, nếu gặp phải các kích thích trong thời gian dài như viêm nhiễm, thực phẩm độc hại, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí và môi trường... các gốc tự do này sẽ tăng cường và vượt mức kiểm soát của các chất chống oxy hóa, dẫn đến mất cân bằng.

Bước 2 – Tế bào bị tổn thương

Quá trình oxy hóa khi diễn ra quá mạnh mẽ sẽ làm cho số lượng gốc tự do tăng đáng kể, gây độc cho tế bào. Nếu tế bào liên tục phải chịu đựng những tổn thương này, chúng sẽ chết đi hoặc giảm hoạt tính, từ đó làm xáo trộn/suy giảm nhiều chức năng của tế bào. Đây là giai đoạn quan trọng trong các bước dẫn đến hình thành khối u bướu

Bước 3 – Thông tin liên lạc giữa các tế bào bị đứt quãng

Thông thường, để đảm bảo cơ thể có thể hoạt động và phát triển bình thường, các tế bào phải thông tin liên lạc với nhau. Nhưng trong trường hợp tế bào bị tổn thương thì khả năng liên lạc cũng sẽ bị ngưng trệ, khiến quá trình truyền thông tin cho nhau bị đứt gãy hay thậm chí không thể liên lạc.

Bước 4 – Quá trình chết tế bào theo chương trình bị rối loạn

Trong cơ thể của chúng ta, mỗi giây có một số lượng nhất định các tế bào già hoặc tế bào lỗi, kém chức năng sẽ chết đi và thay vào đó là sự sinh ra tế bào mới với chức năng toàn diện. Toàn bộ quá trình này được gọi là Apoptosis – tế bào chết theo chương trình.

Tuy nhiên, nếu các gốc tự do tăng lên và tấn công nhanh, tế bào sẽ mất năng lượng, giảm thông tin giữa các tế bào với nhau và điều xảy ra tiếp theo hiển nhiên là quá trình tế bào chết theo chương trình sẽ gặp rối loạn: những tế bào già và yếu không chết, trong khi đó tế bào mới lại được sinh ra liên tục nhưng không đi vào biệt hóa, do đó cũng không giữ chức năng nào. Chính các tế bào mới này sẽ lấy năng lượng từ mô mà nó cư trú, làm giảm hoạt tính của toàn bộ mô và khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, uể oải vì thiếu năng lượng.

Bước 5 – Tăng sinh tế bào

Tăng sinh là quá trình mà trong đó các tế bào bình thường của mô được sản sinh quá mức, nhiều hơn so với số lượng tế bào đã chết đi và khiến mô phình to.

Bước 6 – Dị sản tế bào

Đây là quá trình các tế bào bình thường được sản sinh ra quá mức ở mô khác trong tổ chức mô. Giai đoạn này được các nhà khoa học khuyến cáo là nặng hơn rất nhiều so với tăng sinh tế bào.

Bước 7 – Loạn sản

Loạn sản được xem là thời kỳ diễn biến nặng nhất của sự rối loạn sản sinh các tế bào. Ở giai đoạn này, cơ thể chỉ sản sinh ra những tế bào non không được biệt hóa và không có chức năng, được xem là “tiền ung thư”.

vicare.vn-khoi-u-buou-la-gi-khoi-u-buou-hinh-thanh-qua-nhung-buoc-nao-body-2
Xu hướng của những phân tử này là chiếm đoạt điện tử của các phân tử khác và liên tiếp tạo ra hàng loạt những gốc tự do mới, không có điểm dừng

Bước 8 – Hình thành tế bào tiền u bướu

Các tế bào u bướu lúc này sẽ được hình thành thêm một lớp polymer bao quanh và mang vai trò bảo vệ các tế bào này. Cũng chính lớp Polymer này sẽ che giấu và khiến hệ miễn dịch cơ thể không phát hiện để tấn công.

Bước 9 – Khối u bướu được hình thành

Đây chính là bước cuối cùng trong quá trình hình thành bất kỳ u bướu nào của cơ thể. U bướu lúc này sẽ có kích thước và vị trí xác định, dễ dàng tìm ra thông qua siêu âm hay chụp hình Y khoa.Như vậy, qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu thế nào là u bướu cũng như khối u bướu hình thành qua những bước nào. Tùy theo từng giai đoạn hình thành mà các bác sỹ sẽ có biện pháp can thiệp khác nhau, phát hiện càng sớm thì cơ hội thoát khỏi “án tử” ung thư của bạn càng cao. Vì thế, việc thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ là không thể bỏ qua.

Xem thêm:

  • 3 bệnh viện có chuyên khoa ung bướu tại Hà Nội
  • Bị bệnh bướu cổ có thai được không?
  • Bướu cổ lành tính có nguy hiểm không?