Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết để xử lý

Khóc dạ đề hay còn gọi là hiện tượng khóc đêm. Khóc dạ đề có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trẻ khóc đêm tuy không có hại gì cho sức khỏe nhưng lại khiến cho cha mẹ lo lắng và ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng của bố mẹ. Vậy thì khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là gì, mẹ cần biết những gì về khóc dạ đề ở trẻ. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết để xử lý Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết để xử lý

Khóc dạ đề hay còn gọi là hiện tượng khóc đêm. Khóc dạ đề có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trẻ khóc đêm tuy không có hại gì cho sức khỏe nhưng lại khiến cho cha mẹ lo lắng và ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng của bố mẹ. Vậy thì khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là gì, mẹ cần biết những gì về khóc dạ đề ở trẻ. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là gì?

Khóc dạ đề ở trẻ hay còn gọi là hiện tượng khóc đêm, trong đông y và y học hiện đại khóc dạ đề lại có khái niệm khác nhau. Trong đó:

Theo Đông y

Khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và còn được gọi là chứng tiểu nhi dạ đề. Tức là chứng bệnh mà mỗi khi đêm đến là trẻ bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, không ngủ yên; hoặc là trẻ đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy và khóc thét lên. Phần nhiều trẻ sẽ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có những trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm. Đến khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu ngủ như bình thường.

Theo y học hiện đại

Hiện tượng khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do bị tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa sẽ không đau, nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó làm cho nhu động ruột tăng lên, không đều, gây ra đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, khóc hết cơn thì thôi.

Hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh thường kéo dài từ 5 phút đến 30 phút và có thể lặp lại hiện tượng này hằng đêm, ban ngày trẻ vẫn ăn và ngủ tốt. Trẻ có thể có những cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng lại không nguy hiểm. Hiện tượng này sẽ kết thúc khi trẻ hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột đã hoàn chỉnh. Theo các bác sĩ, hiện tượng khóc dạ đề có thể xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ, tuy nhiên chỉ một số ít là các trường hợp là khóc dạ đề thực sự, còn hầu hết là trẻ khóc do mắc bệnh lý như là bệnh còi xương hoặc là bệnh lồng ruột.
vicare.vn-khoc-da-de-o-tre-so-sinh-va-nhung-dieu-me-can-biet-de-xu-ly-body-1

Khóc dạ đề có thể xảy ra ở hấu hết trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.

2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Có đến khoảng 20% em bé ở độ tuổi 3 tuần đến 3 tháng có hiện tượng khóc dạ đề. Tuy vậy, đây vẫn còn là một bí ẩn. Các chuyên gia cho biết đây không phải là kết quả của sự di truyền, sự bất thường xảy ra trong quá trình mang thai hay sự phát triển của bé. Mà có một số giả thiết được đưa ra nhằm giải thích việc này như:

Trẻ bị kích thích quá mức

Trẻ sơ sinh có khả năng xây dựng cho mình một cơ chế bảo vệ, giúp bé không tiếp nhận âm thanh và ánh sáng ở môi trường xung quanh quá nhiều. Môi trường như vậy sẽ gần giống như là lúc bé ở trong bụng mẹ, bé sẽ ăn được, ngủ được. Nhưng sau 1 tháng, khi giác quan của bé dần hoàn thiện trẻ sẽ khiến bé bị quá tải với các kích thích từ môi trường. Để giải tỏa những căng thẳng này, trẻ sẽ khóc, khóc và khóc mãi... cho đến khi nào trẻ thích nghi và quen dần với những gì môi trường đem lại.

Trào ngược

Một số bé hay bị ợ trớ, ăn kém và thường khó chịu trong khi đang ăn hoặc là sau khi ăn. Đây là biểu hiện của chứng trào ngược thực quản, dạ dày, xảy ra ở trẻ khi cơ thắt tại thực quản chưa hoạt động hiệu quả.

vicare.vn-khoc-da-de-o-tre-so-sinh-va-nhung-dieu-me-can-biet-de-xu-ly-body-2

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Khi mới sinh, để tiêu hóa được hết các loại thức ăn, dù chỉ là sữa mẹ, cũng là một nhiệm vụ khó khăn cho bé. Vì thế thức ăn có thể đi rất nhanh qua ruột mà không được tiêu hóa hoàn toàn và gây ra những cơn đau bụng cho trẻ vì có quá nhiều khí sinh ra. Bé sẽ khóc mỗi khi xì hơi, đau bụng.

Dị ứng thức ăn

Bé có thể bị phản ứng lại với protein có trong sữa mẹ hoặc là sữa công thức. Một số bé khi bú mẹ có thể dị ứng với một số món ăn trong khẩu phần của mẹ, không dung nạp được lactose,,... gây ra khó chịu ở bé, dẫn đến quấy khóc.

Mẹ hút thuốc lá

Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng tỉ lệ mẹ hút thuốc lá sẽ làm con khóc dạ đề cao hơn các mẹ không hút thuốc.

3. Cách điều trị hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

  • Mẹ không nên ăn các loại thức ăn như hành, tỏi, cây họ cải như bắp cải, củ cải, bông cải xanh, súp lơ hay cà ri, sô cô la, cà phê. Vì các loại thức ăn này có thể đi vào sữa mẹ và gây ra tình trạng kích thích ruột dẫn đến trẻ hay quấy khóc.

  • Nếu bé đang uống sữa công thức thì mẹ nên thử đổi loại sữa có công thức khác: Bé chỉ có thể uống được sữa mẹ, vì thế một số loại sữa có thành phần protein sẽ gây ra dị ứng cho bé như là protein trong sữa bò.

  • Cân nhắc việc sử dụng men vi sinh theo tư vấn bác sĩ vì một số em bé có thể giảm bớt những cơn khóc đêm khi được cho dùng men vi sinh giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nếu trẻ khóc do các vấn đề về đường tiêu hóa mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
vicare.vn-khoc-da-de-o-tre-so-sinh-va-nhung-dieu-me-can-biet-de-xu-ly-body-3

  • Massage nhẹ nhàng cho bé bằng cách đặt bé nằm trên bụng mẹ rồi nhẹ nhàng massage lưng cho bé, rồi đến tay, chân và bụng.

  • Một số bé sẽ giải tỏa được căng thẳng khi vận động nhiều hơn. Mẹ có thể tìm hiểu các hoạt động phù hợp với thể chất trong độ tuổi của bé, hoặc đơn giản hơn là cho trẻ nhảy múa, lắc lư cùng trẻ, đẩy xe bé đi vòng quanh nhà.

  • Các tiếng động nhẹ nhẹ lặp đi lặp lại có thể sẽ giúp trấn an được bé khi bé cáu kỉnh. Đó có thể là tiếng tủ lạnh, tiếng quạt đều đều...hoặc là tiếng nhạc, tiếng ru của mẹ.

  • Mẹ hãy tạo áp lực lên bụng bé vì có một số bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi được đặt nằm sấp và chà sát nhẹ nhàng lên lưng. Kết hợp với tắt bớt đèn, giảm bớt tiếng ồn xung quanh để giúp bé thư giãn, bớt bị kích thích.

Trên đây là một số điều mẹ cần biết về khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh, hi vọng với bài viết này mẹ đã có thêm thông tin cho mình về hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ là gì, nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị khóc dạ đề. Từ đó yên tâm hơn khi trẻ liên tục khóc về đêm và cũng là để mẹ có xử lý khi trẻ khóc.
>>> Xem thêm: Lý giải tại sao bé thường khóc vào nửa đêm