Khoảng cách giữa hai lần nội soi dạ dày là hợp lý.
Nội soi dạ dày, hay còn gọi là nội soi bao tử, là phương pháp chẩn đoán bệnh về dạ dày được sử dụng rất nhiều và đem lại kết quả chính xác. Tuy nhiên rất nhiều người thắc mắc về vấn đề khoảng cách giữa hai lần nội soi dạ dày như nào là hợp lý? Khi nào thì cần đi nội soi dạ dày? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin cụ thể ngay sau đây.
Khoảng cách giữa hai lần nội soi dạ dày là hợp lý.
Nội soi dạ dày, hay còn gọi là nội soi bao tử, là phương pháp chẩn đoán bệnh về dạ dày được sử dụng rất nhiều và đem lại kết quả chính xác. Tuy nhiên rất nhiều người thắc mắc về vấn đề khoảng cách giữa hai lần nội soi dạ dày như nào là hợp lý? Khi nào thì cần đi nội soi dạ dày? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin cụ thể ngay sau đây.
1. Nội soi dạ dày là gì?
- Nội soi dạ dày hay còn gọi là nội soi bao tử. Hiện tại, đây là phương pháp hữu hiệu nhất để phát hiện các tổn thương dạ dày.
- Nội soi dạ dày là phương pháp thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa bao gồm: thực quản, sau đó xuống dạ dày rồi tá tràng ( phần đầu của ruột non). Phương pháp này được thực hiện thông qua một ống soi mềm nhỏ, đưa vào qua đường miệng. Ống soi này có gắng thiết bị chiếu sáng cũng như camera để thu và phát trực tiếp lên màn hình.
- Hiện nay, phương pháp nội soi dạ dày có thể thực hiện qua đường miệng hoặc đường mũi.
2. Những đối tượng cần nội soi dạ dày.
- Những bệnh nhân thường xuyên có các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, đau vùng thượng vị, hay xuất hiện hiện tượng buồn nôn hoặc nôn hoặc các bệnh nhân có triệu chứng đi ngoài ra máu đều nên đi nội soi dạ dày.
- Bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính cũng nên nội soi dạ dày định kỳ.
- Các đối tượng có lối sống cũng như ăn uống không lành mạnh và không điều độ.
- Người có người thân bị mắc các bệnh về dạ dày đặc biệt là ung thư dạ dày.
- Người có nhu cầu tầm soát ung thư dạ dày- đại tràng.
3. Khoảng cách giữa hai lần nội soi dạ dày bao lâu là hợp lý?
Theo lời khuyên của hiệp hội Tiêu hóa Mỹ, Nhật, Châu Âu thì thời gian giữa hai nội soi dạ dày hợp lý cho bệnh nhân như sau:
- Trong trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày nhẹ, không có dấu hiệu của loạn sản tại dạ dày thực quản thì không có chỉ định nội soi lại.
- Trong trường hợp bệnh nhân đau dạ dày mạn tính, có nhiễm vi khuẩn Hp, không có dấu hiệu loạn sản , tình hình điều trị của người bệnh vẫn tiến triển bình thường thì khoảng cách cho 2 lần nội soi dạ dày tốt nhất là 3 năm.
- Với các trường hợp bị Barrett thực quản, loạn sản dạ dày. Khi đó, tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định nội soi bao lâu một lần là hợp lý. Thông thường, thời gian được bác sĩ khuyến cáo sẽ là 1 năm/ 1 lần nội soi, để theo dõi quá trình điều trị và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp
- Nếu trong trường hợp bệnh nhân có dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân đã được xác định là loạn sản dạ dày và chưa từng thực hiện điều trị nào trước đó. Thì thời gian nội soi phù hợp giữa hai lần sẽ là từ 3- 6 tháng.
- Trong các trường hợp nặng như: xuất huyết dạ dày, thì có thể sẽ phải nội soi vài lần một ngày, tùy theo chỉ định của bác sĩ cũng như tình trạng của người bệnh. Nhằm đưa ra các phương án điều trị kịp thời và chính xác nhất.
- Cũng theo như khuyến cáo từ các Hiệp hội cũng như tổ chức Y tế, thì việc lạm dụng phương pháp nội soi dạ dày không theo chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có khoảng thời gian nội soi dạ dày phù hợp nhất.
4. Đối tượng nào không nên nội soi dạ dày, nội soi bao tử.
- Hiện tại nội soi dạ dày không có chống chỉ định tuyệt đối, nhưng bác sĩ có thể cân nhắc không thực hiện nội soi dạ dày cho các đối tượng sau đây:
- Người bị bỏng do uống acid.
- Người bị thủng dạ dày hoặc thủng ở các vị trí khác trong ống tiêu hóa.
- Người có bệnh về tim: suy tim, nhồi máu cơ tim...
- Người bị suy hô hấp.
- Người mắc chứng tâm thần không phối hợp.
- Người vừa mới ăn no.
5. Những lưu ý trước khi nội soi dạ dày mà bạn cần biết.
- Bạn cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi thực hiện nội soi dạ dày. Việc này giúp ích cho quá trình quan sát đường ruột của bác sĩ, ngăn ngừa tình trạng nôn đồng thời bảo vệ đường thở của bạn.
- Không uống các loại nước có màu như: coca, cà phê, nước cam... chỉ nên uống một chút nước lọc. Việc uống các loại nước có màu sẽ làm cho việc quan sát trở nên khó khăn hơn.
- Không dùng các thuốc băng niêm mạc dạ dày như: Gastropugit, Phosphalugen... trước khi thực hiện nội soi.
- Cần trao đổi rõ với bác sĩ nếu bạn có tiền sử hay đang mắc các bệnh về đường thở, hen suyễn, các bệnh dị ứng. Đồng thời hãy nói với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng.
Trên đây là các thông tin liên quan đến kỹ thuật nội soi dạ dày ( hay còn gọi là nội soi bao tử). Thông qua bài viết, hi vọng bạn đã tìm được câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: khoảng cách giữa hai lần nội soi dạ dày là bao lâu? Từ đó có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt và phù hợp nhất cho bản thân mình.
Xem thêm:
- Nội soi dạ dày có tổn thương họng, thực quản và dạ dày không?
- Vì sao nên nội soi dạ dày qua đường mũi?
- Chi phí hết bao nhiêu tiền khi nội soi dạ dày bằng viên nang?