Khó thở khi mang thai - nguyên nhân và cách khắc phục

Cơ thể người phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi so với phụ nữ bình thường. Thai phụ hay gặp phải các triệu chứng như: buồn nôn, tức ngực, khó thở. Vậy khó thở khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là gì? Vicare sẽ giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây

Khó thở khi mang thai - nguyên nhân và cách khắc phục Khó thở khi mang thai - nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai

  • Nguyên nhân khách quan thông thường: đôi khi chỉ đơn giản là thai phụ tăng cân nhiều, quần áo ôm cơ thể hơn so với bình thường. Khi mang thai, cơ thể mẹ cần nhiều oxy hơn để cung cấp cả cho thai nhi, dẫn đến tình trạng thở nhanh, gây mệt và khó thở cho thai phụ.
  • Sinh lý cơ thể khi mang thai: khi mang thai, hormone progesterone tăng lên, trực tiếp tác động đến phổi, tác động kích thích trung tâm điều khiển hô hấp não bộ. Điều này làm nhịp thở trở nên gấp gáp hơn, gây cảm giác khó thở.
  • Phát triển vòng bụng và tử cung lớn hơn trước: em bé ngày càng phát triển trong tử cung của mẹ. Đồng nghĩa với việc tử cung thai phụ cũng sẽ tăng kích thước để thích nghi. Tử cung càng lớn lên có thể gây lực ép ngược vào cơ hoành. Cơ hoành giảm khả năng mở rộng, gây khó thở do không khí vào phổi khó khăn hơn.

Một số trường hợp nghiêm trọng, thai phụ có thể bị ngất do thai nhi đạp mạnh.

  • Áp lực cơ hoành: tình trạng khó thở có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày sau khi thai phụ mang xách vật nặng.
  • Thiếu máu ở phụ nữ có thai: tình trạng thiếu máu có thể là do thiếu sắt gây nên. Khi không điều trị kịp thời, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao,..tình trạng nghiêm trọng khiến thai phụ cảm thấy khó thở.
vicare.vn-kho-tho-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-body-1

Cách giúp thai phụ bớt cảm giác khó thở

Khó thở trong thai kỳ là khó tránh khỏi. Các phương pháp dưới đây chỉ giúp thai phụ giảm triệu chứng.

Nếu khó thở do yếu tố sinh hoạt hằng ngày: thai phụ khắc phục bằng cách
- mặc quần áo thoải mái, không quần áo quá chật đặc biệt là ở phần ngực sẽ gây tăng áp lực cơ hoành làm cản trở hô hấp,

  • Di chuyển cẩn thận và không đi quá vội, ngồi đúng tư thế, ngồi thẳng và đẩy vai về sau để tạo điều kiện thông khí cho phổi, giúp phổi mở rộng và giảm áp lực cơ hoành phải gánh.
  • Nhờ đến đến sự giúp đỡ của người thân khi phải mang vác nặng, không tự làm một mình.
  • Vào ba tháng cuối của thai kỳ, thai phụ cũng cần chú ý cảm giác khó thở tăng cao khi nằm. Do đó khi ngủ, thai phụ nên nâng cao gối đầu để thông thoáng đường hô hấp, giúp nhẹ nhàng nhịp thở. Nằm nghiêng sẽ giúp mẹ bầu dễ thở hơn

Nếu tình trạng khó thở là do thiếu máu: cảm giác mệt mỏi kéo dài, thai phụ cần phải đến bác sĩ để được chẩn đoán và bổ sung sắt cần thiết, tư vấn chế độ ăn uống giàu vitamin và chất sắt.

Thể dục thể thao hợp lý khi mang thai: tập hít thở để điều hòa nhịp thở, tập Yoga hay bơi lội.. để tăng oxy cung cấp cho cơ thể. Bài tập thở mở rộng phổi cũng cần thiết. Các động tác tập mở rộng phổi:

  • Đứng thẳng người, tay thả lỏng
  • Hít sâu và đưa hai tay từ từ cao qua đầu, chú ý nâng đầu cao khi thở
  • Thở ra cùng lúc với hạ tay xuống
vicare.vn-kho-tho-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-body-2

Khi nào cần đến phòng khám chuyên khoa?

Một số trường hợp khó thở khi mang thai lại là triệu chứng của huyết áp thấp thai kỳ kèm theo tình trạng chóng mặt, hoa mắt. Huyết áp thấp nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời dễ gây nguy hiểm cho mẹ. Nếu bị khó thở khi mang thai - thai phụ nên đến bác sĩ nếu kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Hen suyễn nặng
  • Thở nhanh, kéo dài.
  • Đau ngực hoặc cảm giác bị đau bất thường một số vị trí khác khi thở
  • Da môi, đầu ngón tay, ngón chân thấy màu xanh nhẹ; mặt xanh xao, yếu ớt.
  • Nhịp tim nhanh, chóng mặt, cảm giác choáng váng.
  • Cảm giác khó thở nặng như bị thiếu oxy.
  • Tình trạng ho liên tục, lâu ngày kèm sốt, ớn lạnh.

Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, hãy khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sỹ. Một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể thao nhẹ nhàng sẽ giúp thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Xem thêm:

  • Khó thở khi mang thai tháng thứ 7 có nguy hiểm không?
  • Chứng khó thở, tim đập nhanh khi mang thai và cách khắc phục