Khô môi, nứt nẻ cảnh báo tình trạng của bạn ra sao?

Khô môi, nứt nẻ không chỉ mất thẩm mỹ mà còn là bất tiện lớn trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Và quan trọng hơn đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có vấn đề về không ổn. Vậy khô môi, nứt nẻ cảnh báo tình trạng của bạn ra sao?

Khô môi, nứt nẻ cảnh báo tình trạng của bạn ra sao? Khô môi, nứt nẻ cảnh báo tình trạng của bạn ra sao?

Khô môi, nứt nẻ không chỉ mất thẩm mỹ mà còn là bất tiện lớn trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Và quan trọng hơn đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có vấn đề về không ổn.

Vậy khô môi, nứt nẻ cảnh báo tình trạng của bạn ra sao? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

Khô môi, nứt nẻ cho biết tình trạng bạn đang gặp phải là gì?

Khô môi, nứt nẻ là một nỗi sợ lớn của phái đẹp, tình trạng này làm môi chảy máu, khô ráp khiến bạn sẽ thiếu tự tin trong ăn uống, trang điểm và giao tiếp.

Môi khô, nứt có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có vấn đề không ổn. Những nguyên nhân thường gặp có thể là:

Thời tiết thay đổi

Thời tiết nóng hoặc lạnh đột ngột đều có thể khiến đôi môi bạn bị khô hoặc nứt nẻ. Da môi có rất ít sắc tố melamin nên môi ít được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Môi lại không được những lớp mô dày che phủ, không có tuyến nhờn, nên dễ bị khô. Ngoài lòng bàn tay và gan bàn chân, môi là nơi duy nhất trên cơ thể không có lông mọc. Do vậy, môi rất dễ bị tổn thương.

Môi khô, nứt nẻ cảnh báo cơ thể bạn thiếu nước trầm trọng

Môi khô, nứt nẻ do thiếu nước. Nước có vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố đồng thời giữ ẩm cho da, tóc và môi. Do đó, nếu thiếu nước thì rất dễ dẫn đến tình trạng môi khô, nứt nẻ thường xuyên.

Tùy vào thể trạng và trọng lượng cơ thể mà nhu cầu cần nước uống sẽ khác nhau. Tuy nhiên người trưởng thành cần 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Uống nước đầy đủ giúp cơ thể bạn hoạt động trơn chu, đúng chức năng đồng thời cũng giúp bạn tươi trẻ hơn mỗi ngày, đừng đợi khát nước mới uống là lúc đó cơ thể bạn đã thiếu nước rồi.

vicare.vn-kho-moi-nut-ne-canh-bao-tinh-trang-cua-ban-ra-sao-body-1

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc trị bệnh cường tuyến giáp, cao huyết áp, trị mụn,... có tác dụng phụ làm khô môi, miệng

Ngoài ra thừa vitaminA cũng có triệu chứng rụng tóc, môi khô nứt nẻ. Nếu phải dùng thuốc trị bệnh và gặp phải các tác dụng phụ như khô môi miệng không mong muốn cách tốt nhất là bạn nên trao đổi với bác sĩ để có hướng dẫn điều trị chính xác.

Dị ứng hóa chất

Các thành phần hóa chất trong son môi, kem đánh răng, nước súc miệng có chứa flo, sodium lauryl sulphate hoặc nước bể bơi có chứa clo không tốt cho những người có cơ địa nhạy cảm, đặc biệt là có thể làn môi khô, nứt nẻ. Hãy tránh xa những tác nhân dị ứng.

Thiếu vitamin C, B2

Thiếu vitamin C gây viêm nướu lợi, chảy máu chân răng, khô môi, xuất hiện vết bầm tím quanh nang tóc và các khớp bị sưng, đau đớn. Bạn có thể bổ sung vitamin C thường xuyên bằng cách tăng cường ăn hoa quả, đặc biệt là các loại quả có múi như: cam, quýt, chanh, bưởi,...

vicare.vn-kho-moi-nut-ne-canh-bao-tinh-trang-cua-ban-ra-sao-body-2

Nguyên nhân khiến bạn khô môi, nứt nẻ có thể do cơ thể thiếu vitamin B2 hay còn được gọi là riboflavin. Đây là loại vitamin rất cần cho quá trình chuyển hóa của chất béo và duy trì mức độ bình thường của axit amin trong máu. Vitamin này có nhiều trong các thực phẩm như thịt nạc, thịt nội tạng như thận, gan. Hãy tăng cường bổ sung những thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn nhé1

Viêm môi bong vảy

Nếu đã loại bỏ những nguyên nhân trên mà bạn vẫn bị khô môi nứt nẻ, bong tróc môi thì rất có thể bạn đã bị viêm môi bong vảy. Viêm môi bong vảy là một thuật ngữ chỉ tình trạng môi bị viêm, bong vảy, trong phạm vi viền môi, không lan ta bên ngoài. Nguyên nhân chưa được rõ, nhưng thường là biểu hiện của một bệnh nào đó trong cơ thể.

Biểu hiện của bệnh: Nếu viêm nhẹ, môi sẽ bong vảy nhẹ, hay tái đi, tái lại, khi bề mặt môi bong vảy ta thấy mặt môi hơi bị đỏ, hơi rát và đau nhẹ. Nếu viêm nặng, viền môi đỏ dày hết lớp này đến lớp khác, môi khô, nứt nẻ, chảy máu. Lúc này bạn nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và bảo vệ.

Trị khô môi, nứt nẻ bằng phương pháp tự nhiên

Đắp dưa chuột

Dưa chuột ngoài tác dụng dưỡng da, giúp da mịn màng sáng bóng mà còn có thể chữa trị khi bị nẻ môi. Điều trị môi khô nứt nẻ bằng dưa chuột rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị vài lát dưa chuột rồi chà nhẹ lên môi, làm như vậy trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch môi lại bằng nước ấm.

vicare.vn-kho-moi-nut-ne-canh-bao-tinh-trang-cua-ban-ra-sao-body-3

Dầu dừa, dầu ôliu

Dầu ôliu, dầu dừa chứa nhiều tinh chất và vitamin sẽ bảo vệ đôi môi bạn khỏi những tác động xấu do tình trạng thời tiết hanh khô và thiếu độ ẩm. Chất béo trong dầu sẽ nuôi dưỡng da môi của bạn suốt cả ngày. Duy trì thói quen đều đặn bằng cách thoa dầu ôliu, dầu dừa ngày 2-3 lần/ngày, môi bạn sẽ luôn mềm mại và gợi cảm.

Mật ong

Thoa một chút mật ong trước khi ngủ có tác dụng giữ cho đôi môi luôn mềm mại, giúp những đôi môi trầy xước do việc bóc da khô lành lại nhanh chóng. Không những thế, mật ong còn giúp đôi môi giảm thâm tái, hồng hào và căng tràn sức sống hơn.

Khuyến cáo: Những thông tin trên của HoiBenh chỉ giúp bạn nhận biết về vài tác nhân gây ra triệu chứng khô môi, nứt nẻ. Việc chuẩn đoán chính xác bệnh bạn cần được bác sĩ kiểm tra.

Tình Nguyễn