Khi trẻ bị sốt có được nằm điều hoà không?
Sốt là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhiều mẹ lo lắng rằng, khi trẻ bị sốt có được nằm điều hòa không do quan niệm nằm phòng lạnh sẽ khiến con có thể cảm lạnh và sốt cao hơn. Để giải đáp cho câu hỏi này, bạn có thể tham khảo thông tin qua bài viết sau đây.
Khi trẻ bị sốt có được nằm điều hoà không?
Sốt là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhiều mẹ lo lắng rằng, khi trẻ bị sốt có được nằm điều hòa không do quan niệm nằm phòng lạnh sẽ khiến con có thể cảm lạnh và sốt cao hơn. Để giải đáp cho câu hỏi này, bạn có thể tham khảo thông tin qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây sốt ở trẻ em
Sốt là phản ứng của cơ thể trước một sự nhiễm khuẩn do vi khuẩn hay virus nào đó gây ra. Sốt giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch của cơ thể. Các nguyên nhân phần lớn là do các bệnh do virus như cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Hầu hết trẻ em sốt từ 37 - 40 độ đều không nguy hiểm nếu không có thêm những dấu hiệu khác thường kèm theo. Tuy nhiên, có một số trẻ sốt cao và kéo dài thì có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác như thủy đậu, sốt xuất huyết, sốt siêu vi,.... Do vậy, khi thấy trẻ sốt cao trên 40 độ và kéo dài trên 3 ngày, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.
Khi trẻ bị sốt có được nằm điều hòa không?
Theo các bác sĩ, sốt là hiện tượng không phải bệnh. Khi thấy trẻ bị sốt, việc đầu tiên mẹ cần làm là hạ sốt cho trẻ. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho thân nhiệt của trẻ. Lý do là bởi trung tâm điều nhiệt trong hệ thần kinh giao cảm của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên rất dễ phản ứng với nhiệt độ thời tiết bên ngoài. Đặc biệt, nếu nhiệt độ bên ngoài quá cao sẽ dễ khiến thân nhiệt trẻ tăng lên và điều này không hề có lợi cho trẻ.
Do vậy, khi thời tiết quá nóng, mẹ vẫn có thể cho trẻ bị sốt nằm điều hòa như bình thường. Nhiệt độ mát mẻ sẽ giúp cho trẻ thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý một số lưu ý khi cho trẻ nằm điều hòa khi bị sốt để trẻ được nghỉ ngơi tốt nhất.
Những lưu ý khi cho trẻ nằm điều hòa khi bị sốt
- Chú ý nhiệt độ phù hợp:
Thân nhiệt của trẻ em không giống như thân nhiệt của người lớn, do vậy, khi bạn chỉnh điều hòa vừa phải với mình nhưng lại có thể khiến trẻ em bị lạnh, nhất là với những trẻ em dưới 3 tuổi. Vì thế, nhiệt độ ngoài trời chỉ hơi tăng một chút là trẻ đã có thể thấy nóng, do cơ thể chưa thể điều tiết được và dễ dẫn đến rôm sảy. Nhưng nếu để nhiệt độ lạnh quá cũng dễ khiến trẻ bị cảm lạnh, ho. Chính vì thế, khi trẻ bị sốt, mẹ nên chỉnh nhiệt độ điều hòa trong khoảng từ 27 - 29 độ là phù hợp nhất với trẻ.
Một mẹo để giúp mẹ có thể canh nhiệt độ phù hợp với trẻ là khi vào phòng trẻ bạn cảm thấy hơi nóng và toát mồ hôi thì là vừa. Còn nếu như bạn thấy mát thì tức là trẻ bị lạnh.
- Không nên bật điều hòa 24/24:
Nếu mẹ bật điều hòa liên tục 24/24 sẽ rất dễ gây ra lạnh, tù đọng, không tốt cho hệ hô hấp và sức khỏe của trẻ. Mẹ nên tắt điều hòa 2 lần 1 ngày, mở hết các cửa và dùng quạt để thổi hết không khí tù đọng ra ngoài, đồng thời giúp cho ánh nắng vào phòng để căn phòng mát mẻ và ấm áp, giúp cho trẻ dễ chịu và thoải mái hơn.
- Chú ý quy tắc 3 phút:
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong và và ngoài phòng điều hòa có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ, khiến cho tình trạng sốt có thể trầm trọng hơn. Do vậy, mỗi khi muốn cho trẻ từ phòng điều hòa ra ngoài thì bạn nên mở cửa trước 3 phút và cho trẻ đứng gần đó để quen với không khí nóng bên ngoài.
Ngoài ra, nếu thấy trẻ ra nhiều mồ hôi thì mẹ nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút trong phòng nhiệt độ bình thường, không nên cho trẻ vào phòng điều hòa lạnh ngay.
- Không để điều hòa gần giường ngủ của trẻ:
Trẻ đang bị sốt mà điều hòa lại để xộc thẳng vào mũi thì càng khiến cho bệnh trở nặng hơn. Không những vậy còn gây ra những bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, đau họng, viêm mũi, viêm phổi,....
- Giữ vệ sinh phòng và điều hòa thật sạch sẽ:
Phòng điều hòa cần được thường xuyên lau dọn sạch sẽ để tránh nấm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn và mầm bệnh lưu trú. Bật điều hòa thường xuyên sẽ làm cho không khí trong phòng bị khô. Do vậy, bạn nên chuẩn bị một chậu nước trong phòng hoặc máy phun sương để tạo độ ẩm.
Xem thêm:
- Sốt co giật ở trẻ em
- Những điều cần biết về sốt siêu vi ở trẻ
- Những điều cần biết về sốt phát ban ở trẻ