Khi nhuộm tóc xong bị bong da đầu phải làm gì?

Nhuộm tóc là một trong những xu hướng làm đẹp hiện nay. Tuy nhiên, một số người sau khi nhuộm tóc xuất hiện các mảng da đầu bị bong tróc. Vậy khi nhuộm tóc xong bị bong da đầu phải làm gì? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.

Khi nhuộm tóc xong bị bong da đầu phải làm gì? Khi nhuộm tóc xong bị bong da đầu phải làm gì?

Nhuộm tóc là một trong những xu hướng làm đẹp hiện nay. Tuy nhiên, một số người sau khi nhuộm tóc xuất hiện các mảng da đầu bị bong tróc nhưng không hiểu nguyên nhân là gì và cần phải khắc phục như thế nào. Vậy, khi nhuộm tóc xong bị bong da đầu phải làm gì? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Bong tróc da đầu sau khi nhuộm tóc – nguyên nhân vì sao?

Theo các bác sỹ chuyên khoa, hiện tượng bong tróc da đầu sau khi nhuộm tóc xuất phát từ 2 nguyên nhân chính.

Bị kích ứng da đầu

Mới đây, theo nhiều nghiên cứu từ chuyên gia của trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng cho biết, bản chất của tóc là protein hóa sừng, vì thế, việc nhuộm màu tóc không chỉ gây hại cho mái tóc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.Bên trong hầu hết các phẩm nhuộm tóc hiện nay có thành phần gồm Paraphenylenediamin và Isopropyl Alcohol – 2 loại chất cực độc đối với da. Khi 2 chất này tiếp xúc với da với nồng độ vừa đủ sẽ gây ra hiện tượng sưng tấy, lở loét và bong tróc da đầu. Thậm chí, nếu như bạn thường xuyên sử dụng những phẩm nhuộm loại này, bạn có nguy cơ đối mặt với ung thư da cực kỳ cao.

vicare.vn-khi-nhuom-toc-xong-bi-bong-da-dau-phai-lam-gi-body-1
Bị kích ứng da đầu sẽ gây bong tróc da đầu

Bệnh vảy nến da đầu

Chắc hẳn có rất nhiều bạn không biết bệnh vảy nến da đầu là gì và việc nhuộm tóc có liên quan gì đến bệnh lý này. Hãy xem ngay giải đáp dưới đây.

Vảy nến da đầu là một loại bệnh ngoài da xảy ra ở khu vực da đầu, thường có biểu hiện rõ nét là hiện tượng các mảng vảy da đầu bị bong tróc, thậm chí nếu nặng hơn, có thể lan ra vùng trán hoặc vùng tai và phía cổ đằng sau.

Bệnh vảy nến da đầu có nhiều triệu chứng đặc trưng mà bạn có thể nhận biết như:

  • Vùng da đầu xuất hiện vảy và ban đỏ, các mảng da gập ghềnh và thô ráp, khô sần.
  • Các vảy da có màu trắng, ánh bạc, bong lên trong như gàu.
  • Da đầu khô khốc và có cảm giác ngứa, nóng, đau nhức.
  • Hiện tượng rụng tóc.

Ở trường hợp này, thực chất thuốc nhuộm chỉ là nguyên nhân phụ làm kích ứng và khiến tình trạng vảy nến da đầu nặng hơn, biểu hiện các triệu chứng rõ nét.

vicare.vn-khi-nhuom-toc-xong-bi-bong-da-dau-phai-lam-gi-body-2
Bệnh vảy nến

2. Khi nhuộm tóc xong bị bong da đầu phải làm gì?

Tùy theo nguyên nhân gây ra hiện tượng bong tróc da đầu mà bạn cần phải có những xử lý khác nhau.

Nguyên nhân do thuốc nhuộm

Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng một số loại tinh dầu để làm dịu tình trạng kích ứng của vùng da đầu như:

  • Tinh dầu jojoba: có cấu trúc tương tự sebum tự nhiên, cung cấp nước và dưỡng ẩm cho tóc, giúp tóc trơn và mượt hơn.
  • Tinh dầu dừa: cân bằng môi trường trên da đầu, giúp mái tóc mềm mượt, chắc khỏe, hạn chế rụng tóc.
  • Tinh dầu chanh: làm sạch và kháng viêm – diệt khuẩn khu vực da đầu.
  • Tinh dầu húng quế: điều chỉnh độ cân bằng giữa các chất trong môi trường da đầu, thúc đẩy tóc phát triển.
  • Tinh dầu cỏ hương lau: làm dịu da đầu nhanh thông qua cơ chế cung cấp – duy trì độ ẩm trên da, đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu vùng da đầu.

Nguyên nhân do vảy nến da đầu

Nếu là nguyên nhân này, bạn cần phải chú trọng điều trị vảy nến trước tiên. Việc điều trị vảy nến da đầu sẽ hạn chế tình trạng da phát triển quá mức, giảm thiểu sự hình thành các mảng da bám bên trên, loại bỏ các vụn da.

Hiện nay, bệnh vảy nến da đầu có thể được điều trị theo 3 phương pháp chính:

  • Thuốc bôi: có thể dùng Corticoid, liệu pháp vitamin D, Anthralin, Retinoids bôi, nhựa than, kem dưỡng ẩm, các loại thuốc ức chế Calcineurin... để hỗ trợ hạn chế tình trạng tiến triển của bệnh.
  • Các liệu pháp ánh sáng.
  • Thuốc dùng cho toàn thân.

Dựa trên tình trạng bệnh và mức độ của bệnh mà các bác sỹ có thể điều trị theo một phương pháp hoặc kết hợp 2 đến 3 phương pháp trên nhằm tăng hiệu quả điều trị.

Tuy nhiên, dù là trong trường hợp nào, khi bị bong tróc da đầu sau khi nhuộm, bạn cũng cần phải tìm gặp bác sỹ để xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng trên và từ đó có phương pháp điều trị, khắc phục phù hợp nhất.

3. Nguyên tắc nhuộm tóc an toàn cần nhớ

Để việc nhuộm tóc gây ít hệ quả nhất đối với da đầu và sức khỏe, khi nhuộm tóc, bạn cần phải nhớ một số điều sau:

  • Không nên để thuốc nhuộm trên tóc lâu hơn thời gian quy định.
  • Nên xả tóc với nước lạnh hoặc nước ấm.
  • Hạn chế các hành động sấy, hấp và làm nóng tóc.
  • Giữa 2 lần nhuộm tóc phải cách nhau ít nhất 6 tháng.
  • Không nên trộn nhiều phẩm nhuộm khác loại cùng nhau vì sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng cho da đầu và tóc.
  • Nên chọn dùng sản phẩm thuốc nhuộm của các hãng uy tín và thành phần chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Thời gian sau khi nhuộm tóc, bạn nên gội đầu bằng những sản phẩm có thành phần dưỡng ẩm. Dầu xả chỉ được sử dụng cho vùng ngọn tóc, tránh dùng cho da đầu.
  • Ngoài ra, những yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng – sinh hoạt cũng cần phải được điều tiết khoa học và phù hợp.

Với những thông tin trên đây, bài viết đã cung cấp thêm một số kiến thức cơ bản về nhuộm tóc, những hệ quả có thể xảy ra sau khi nhuộm - đặc biệt là hiện tượng bong tróc da đầu và quan trọng là khi nhuộm tóc xong bị bong da đầu phải làm gì. Nếu như bạn đang gặp phải hiện tượng này, hãy thực hiện những lưu ý trong bài viết để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Xem thêm:

  • Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc trị gàu ống?
  • 3 Cách trị gàu và rụng tóc dân gian đơn giản mà hiệu quả
  • Phải làm gì khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc?