Khi nào Việt Nam có vắc-xin sốt xuất huyết? Vacxin sốt xuất huyết có tác dụng ra sao?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, thuận tiện cho muỗi vằn sinh sôi và phát triển.Khi nào Việt Nam có vắc-xin sốt xuất huyết? Vắc-xin sốt xuất huyết có tác dụng ra sao?

Khi nào Việt Nam có vắc-xin sốt xuất huyết? Vacxin sốt xuất huyết có tác dụng ra sao? Khi nào Việt Nam có vắc-xin sốt xuất huyết? Vacxin sốt xuất huyết có tác dụng ra sao?

Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết do một loại virus có thể lây lan qua muỗi cắn. Có bốn loại virus sốt xuất huyết: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Loài muỗi truyền bệnh có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus, chúng có thể đưa virus gây bệnh vào máu của bệnh nhân bằng cách chích người bệnh.

Muỗi Aedes aegypti hoạt động ban ngày, chỉ có muỗi cái mới có thể trích người và truyền bệnh. Virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Khi bạn bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu bạn bị muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.

Một khi bạn đã phục hồi, cơ thể bạn sẽ miễn dịch chống lại bệnh, tuy nhiên bạn chỉ có thể kháng lại loại virus đã gây ra bệnh. Trong khi đó lại có 4 chủng virus khác nhau, có nghĩa là bạn vẫn có khả năng bị nhiễm lại bởi loại khác.

HoiBenh.vn-khi-nao-viet-nam-co-vac-xin-sot-xuat-huyet-vacxin-sot-xuat-huyet-co-tac-dung-ra-sao-body-2
Muỗi Aedes aegypti hoạt động ban ngày, chỉ có muỗi cái mới có thể trích người và truyền bệnh

Một số cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Phòng bệnh là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Cần loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
  • Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần.
  • Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

Phòng chống muỗi đốt:

  • Mặc quần áo dài tay.
  • Ngủ trong màn kể cả ban ngày.
  • Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
  • Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
  • Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch

HoiBenh.vn-khi-nao-viet-nam-co-vac-xin-sot-xuat-huyet-vacxin-sot-xuat-huyet-co-tac-dung-ra-sao-body-3
Phòng chống muỗi đốt

Vắc-xin phòng sốt xuất huyết

Vắc-xin phòng sốt xuất huyết Dengue là một loại vắc-xin phòng ngừa sốt xuất huyết ở người. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chỉ sử dụng vắc-xin ở các khu vực bệnh đang lưu hành.Trong năm 2016, vắc-xin sốt xuất huyết có hiệu quả một phần (Dengvaxia) đã có mặt trên thị trường tại 11 quốc gia: Mexico, Philippines, Indonesia, Braxin, El Salvador, Costa Rica, Paraguay, Guatemala, Perú, Thái Lan và Singapore.

Khi nào Việt Nam có vắc-xin sốt xuất huyết?

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính đến đầu tháng 7/2019, cả nước đã ghi nhận 87.806 trường hợp mắc sốt xuất huyết trong đó có 6 trường hợp tử vong tại Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Bình, Tiền Giang, TP.HCM. So với cùng kỳ năm 2018, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng 3,1 lần (năm 2018 số mắc cùng kỳ là 28.039, tử vong là 8 trường hợp).

Khi dịch bệnh sốt xuất huyết đang có những diễn biến phức tạp và xu hướng gia tăng, người dân trên cả nước đều hoang mang và lo lắng. Mọi đặt ra câu hỏi: Khi nào Việt Nam có vắc-xin sốt xuất huyết?

Gần đây, nhóm nghiên cứu vắc-xin sốt xuất huyết của Viện Pasteur TP.HCM đã công bố hoàn tất việc nghiên cứu vắc-xin này tại Việt Nam, và đang chờ Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế nghiệm thu và cấp phép lưu hành. Đây hẳn là một tin vui cho người dân trên cả nước.

HoiBenh.vn-khi-nao-viet-nam-co-vac-xin-sot-xuat-huyet-vacxin-sot-xuat-huyet-co-tac-dung-ra-sao-body-4
Viện Pasteur TP.HCM đã công bố hoàn tất việc nghiên cứu vắc-xin này tại Việt Nam

PGS.TS Trần Ngọc Hữu - nguyên Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu vắc-xin sốt xuất huyết cho biết, vắc-xin sốt xuất huyết Dengvaxia của Sanofi Pasteur được bắt đầu nghiên cứu cách đây hơn 20 năm và đã trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu trên động vật và trên người, về dược lý, tính an toàn, hiệu quả.“Ở Việt Nam, toàn bộ trẻ tham gia nghiên cứu và thử nghiệm vắc xin đều an toàn, không xảy ra tai biến”.

Trong giai đoạn từ năm 2011-2017, hai nghiên cứu lớn về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin này được thực hiện và hoàn thành ở 10 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Theo TS Quang, kết quả nghiên cứu này cần có đánh giá nghiệm thu để bảo đảm sự an toàn tối đa. Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang tiến hành tổng hợp lại toàn bộ dữ liệu để báo cáo Bộ Y tế.

Từ đó, Bộ Y tế sẽ thành lập Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia để đánh giá, và nghiệm thu kết quả. Từ những kết quả tại các quốc gia khác nhau, nhà sản xuất sẽ tổng hợp, sau đó, các cơ quan quản lý về dược phẩm, đặc biệt là các cơ quan quản lý về vắc-xin mới quyết định cho phép sử dụng hay không.TS Quang cũng đặc biệt nhấn mạnh: “Chúng ta phải chờ đợi kết quả từ các trung tâm khác mới có thể đánh giá được toàn diện về loại vắc xin này. Đơn vị nghiên cứu phải đăng ký với cơ quan quản lý ở Việt Nam nếu muốn đăng ký lưu hành ở Việt Nam”.

Tuy nhiên ngành Y tế Việt Nam vẫn luôn khuyến cáo, biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết quan trọng nhất là diệt lăng quăng, lật úp các dụng cụ chứa chứa để muỗi không có môi trường phát triển. Đặc biệt trên trang cá nhân của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có chia sẻ những bài thuốc dân gian có thể điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả như dùng thân cây chuối non, lá tre non,...các bạn có thể tham khảo.

Xem thêm:

  • Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
  • Thông điệp phòng chống sốt xuất huyết từ Bộ Y tế
  • Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết vào mùa hè