Khi nào nên nhổ răng khôn?

Mọc răng khôn là một trải nghiệm đau đớn mà rất nhiều người đã, đang hoặc sẽ phải trải qua trong đời. Để có thể đối phó hiệu quả với vấn đề sức khỏe này, bạn cần tìm hiểu một số điều cần biết về răng khôn dưới đây.

Khi nào nên nhổ răng khôn? Khi nào nên nhổ răng khôn?

Mọc răng khôn là một trải nghiệm đau đớn mà rất nhiều người đã, đang hoặc sẽ phải trải qua trong đời. Để có thể đối phó hiệu quả với vấn đề sức khỏe này, bạn cần tìm hiểu một số điều cần biết về răng khôn dưới đây.

Răng khôn là gì?

Răng khôn là bộ răng hàm thứ ba (răng số tám) mọc cuối cùng và ở phía trong cùng của bốn góc hàm. Thông thường những người mọc răng khôn nằm trong độ tuổi trung bình từ 17 – 25 tuổi và không xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới bắt đầu mọc răng hoặc đang thay răng. Có một số trường hợp răng khôn mọc rất muộn ở những người trên 25 tuổi hoặc không mọc.

Tại sao có những người không mọc răng khôn?

Răng khôn vốn có vai trò nhiều hơn đối với tổ tiên loài người - khi mà các loại thịt tươi sống chưa qua chế biến, hạt cứng, rễ cây được lựa chọn để làm thức ăn hàng ngày. Khi đó, những chiếc răng khôn chính là những chiếc răng to nhất, khỏe nhất giúp con người nghiền nát thức ăn dễ dàng.

Thật ra, mầm của răng khôn đã xuất hiện ngay từ lúc bạn 4 - 5 tuổi. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự thay đổi của chế độ ăn hàng ngày và cơ địa khác nhau ở từng người mà có những người lại không phải trải qua cảm giác mọc răng khôn đầy đau đớn vì bốn chiếc răng ở bốn góc hàm này “không chịu lớn” và nằm yên ở dưới xương hàm. Theo ước tính, tỉ lệ những người “may mắn” không mọc răng khôn là khoảng 35% dân số.

vicare.vn-khi-nao-nen-nho-rang-khon-body-1

Các ảnh hưởng khi mọc răng khôn

Vấn đề đáng quan tâm và thường xảy ra với những người mọc răng khôn nhất chính là tình trạng mọc lệch. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi kích thước của hàm răng con người thông qua sự tiến hóa theo thời gian (khung hàm răng nhỏ hơn), những chiếc răng hàm khác quá lớn hoặc khớp cắn không vừa dẫn tới không còn chỗ cho những chiếc răng khôn mọc lên.

Răng khôn mọc lệch khiến cho những chiếc răng cạnh bên (răng số 7) phải gánh chịu áp lực rất lớn do bị chèn ép, dần bị lung lay rồi dẫn tới rụng do phần chân răng bị làm mòn.

Mọc răng khôn cũng là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh lý răng miệng khác:

Sâu răng: Do nằm ở vị trí trong cùng của hàm và dễ gây đau khi vệ sinh (đặc biệt là những chiếc răng mọc lệch hoặc mới mọc một phần) nên răng khôn chính là “thiên đường” của các vi khuẩn trong khoang miệng. Quá trình tích tụ vi khuẩn lâu ngày gây ra sâu răng khiến tình trạng đau càng nặng, thậm chí có thể xảy ra nhiễm trùng.

  • Viêm lợi: Các triệu chứng của bệnh viêm lợi như đau, sưng đỏ, hôi miệng, dễ chảy dịch hay cứng hàm thường xảy ra ở những người mọc răng khôn. Nguyên nhân gây bệnh cũng là do sự lắng đọng của vi khuẩn ở răng khôn nên nếu không muốn bị tái phát liên tục và mức độ nghiêm trọng của bệnh càng ngày càng cao thì việc vệ sinh răng khôn đúng cách hoặc chữa trị kịp thời là điều rất quan trọng.
  • Trong một số trường hợp, vấn đề của răng khôn có thể khiến tình trạng nhiễm trùng lây lan đến các bộ phận trên mặt, cổ... rất nguy hiểm.

Nhổ răng khôn: Khi nào thì nên?

Theo lý thuyết, nếu răng khôn phát triển hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh và không gây ra các vấn đề răng miệng thì việc nhổ răng là điều không cần thiết. Giữ vệ sinh răng miệng, khám nha khoa thường xuyên sẽ hạn chế được phần nào các vấn đề mà răng khôn gây ra.

Tuy nhiên, theo ước tính từ Tổ chức Chăm sóc răng miệng Hoa Kỳ (Oral health America - OHA), có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ do mọc lệch hoặc có các biểu hiện biến chứng. Một tiểu phẫu răng miệng nhanh chóng sẽ giúp bạn tránh được các mối đe dọa về sức khỏe. Việc nhổ bỏ răng khôn càng sớm sẽ càng đem lại hiệu quả cao hơn.

Một số vấn đề cần lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Sau khi thực hiện nhổ răng khôn, các nha sỹ sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng để hạn chế các biến chứng và nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là một số vấn đề mà bạn cần lưu ý:

  • Đau và sưng tấy: Đây là vấn đề mà bất kì ai nhổ răng khôn cũng phải chịu đựng. Để hạn chế vấn đề này, bạn sẽ được các bác sĩ kê một số loại thuốc giảm đau, giảm sưng cần thiết hoặc hướng dẫn chườm lạnh phía bên ngoài hàm.
  • Chảy máu: Sau khi nhổ, vị trí răng bị nhổ sẽ rỉ máu trong một vài giờ đầu và giảm dần lượng máu chảy. Không khạc nhổ hoặc động chạm vào vùng máu đông sẽ giúp hạn chế tình trạng chảy máu. Tuy nhiên, nếu cảm thấy lượng máu chảy ra nhiều và không có dấu hiệu giảm, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
vicare.vn-khi-nao-nen-nho-rang-khon-body-2

Các thực phẩm nên và không nên ăn sau khi nhổ răng khôn

Dù chỉ là một tiểu phẫu thường gặp và để lại một số vấn đề không quá nghiêm trọng nhưng nhổ răng khôn cũng ảnh hưởng phần nào đến khả năng ăn uống. Các loại thực phẩm lỏng hoặc mềm, dễ nuốt như sữa chua, súp, sinh tố, bơ, trứng... sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.

Mặt khác, để vết thương nhanh chóng hồi phục, bạn cũng nên hạn chế ăn một số loại thực phẩm cay nóng như các loại hạt, các loại thực phẩm cần nhai nhiều (kẹo cao su, bỏng ngô...), thức ăn cay nóng... Ngoài ra, thực phẩm có tính axit cũng sẽ khiến kích ứng vết thương, gây khó chịu khi ăn.

Xem thêm:

  • Nhổ răng khôn ở đâu đảm bảo an toàn tại Hà Nội?
  • Răng khôn có nên nhổ?