Khi nào nên khám sức khỏe tổng quát?

Giá trị cuộc sống ngày nay không ngừng được nâng cao, trong đó bao gồm cả vấn đề bảo vệ sức khỏe cá nhân. Dù bạn ở độ tuổi bao nhiêu thì việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ cũng rất ý nghĩa, quan trọng. Tuy nhiên, khá nhiều người vẫn băn khoăn không biết khi nào nên khám sức khỏe tổng quát?

Khi nào nên khám sức khỏe tổng quát? Khi nào nên khám sức khỏe tổng quát?

Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé.

Tại sao nên đi khám sức khỏe tổng quát

  • Trong hầu hết các trường hợp thì việc phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh tật có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là bệnh ung thư. Do vậy, việc khám sức khỏe định kỳ là cách tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, giúp phát hiện mầm bệnh hay nguy cơ tiềm ẩn một cách sớm nhất, hạn chế biến chứng xấu.
  • Nâng cao hiệu quả điều trị: nhờ phát hiện kịp thời mà hy vọng chữa khỏi và tiên lượng tốt hơn cho bệnh nhân.
  • Tiết kiệm tiền bạc: nhờ việc phát hiện bệnh sớm nên quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn, nhờ đó mà chi phí chữa bệnh cũng giảm thiểu đáng kể cũng như hạn chế tối đa biến chứng xấu có thể xảy ra.
  • Tiết kiệm thời gian: bạn không phải mất thời gian cho việc điều trị bệnh kéo dài và tốn kém. Bạn có thể dành thời gian để nghỉ ngơi, làm việc và tận hưởng cuộc sống tốt hơn.
  • Phòng ngừa bệnh hiệu quả: quy trình thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp mỗi người nắm rõ về tình trạng sức khỏe. Qua đó, bác sĩ sẽ tư vấn và dự báo khả năng phát bệnh có hay không, đưa ra lời khuyên về việc thay đổi lối sống,...
vicare.vn-khi-nao-nen-kham-suc-khoe-tong-quat-body-1

Khám sức sức khỏe tổng quát gồm những gì?

Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc: khi nào nên khám sức khỏe tổng quát, bạn cần nắm được thông tin những hạng mục cần thực hiện trong khám sức khỏe tổng quát.

  • Khám thể lực: bao gồm đo chiều cao, cân nặng, huyết áp và mạch đập
  • Khám lâm sàng tổng quát: đánh giá tổng quát về hệ tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, nội tiết, cơ xương khớp, thận – tiết niệu, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, da liễu, ... Ngoài ra, tùy từng trường hợp về đặc điểm và yêu cầu của mỗi người mà có thể khám thêm một số chuyên khoa khác như ung bướu, phụ khoa, nam khoa, lão khoa, ...
  • Xét nghiệm: những xét nghiệm thường thấy là đo đường huyết, mỡ máu, men gan, công thức máu 18 thông số, nước tiểu, viêm gan B, chức năng thận, ...
  • Chẩn đoán hình ảnh: thường tiến hành chụp X-quang tại một số vị trí như lồng ngực, cột sống cổ, khung chậu, cột sống thức lưng, ... Tuy nhiên, sẽ có thêm một vài tiến hành về siêu âm ở khu vực khác nhau.
  • Thăm dò chức năng: tùy hiện trạng của mỗi người mà việc đánh giá tình trạng và nguy cơ được thực hiện như đo loãng xương, điện não đồ, điện tâm đồ, ...

Trên đây là những bước khám gợi ý để bạn đọc tham khảo. Để biết chính xác danh mục nào cần khám thì cách tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế chất lượng, uy tín để được tư vấn tốt nhất.

Khi nào nên khám sức khỏe tổng quát?

Các chuyên gia về sức khỏe khuyên rằng, nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ tốt nhất là 2 lần/ năm. Bởi trong khoảng thời gian 6 tháng cơ thể đã có những thay đổi đáng kể và phát sinh ra bệnh bất cứ khi nào mà bạn khó có lường trước được. Riêng đối với những người khỏe mạnh và ít có nguy cơ bệnh lý thì có thể chấp nhận khám định kỳ 1 lần/ năm.

Tóm lại, dù bạn đang khỏe mạnh thì cũng đừng nên chần chừ, do dự trước việc khám sức khỏe. Nên duy trì việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần và mỗi lần khám nên cách nhau đều đặn.

Như vậy, bạn đã nắm được thông tin khi nào nên khám sức khỏe tổng quát. Vậy khám sức khỏe tổng quát cần phải làm những xét nghiệm gì?

vicare.vn-khi-nao-nen-kham-suc-khoe-tong-quat-body-2

Một số xét nghiệm cần thiết khi khám sức khỏe tổng quát

Tùy theo từng nhóm đối tượng mà danh mục các xét nghiệm các xét nghiệm cần thiết khi kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể khác nhau. Dưới đây là một số xét nghiệm mọi người cần thực hiện định kỳ:

  • Công thức máu: xác định định lượng thành phần hồng cầu, bạch cầu, các tế bào máu khác. Qua đó có thể biết được người đó có bị thiếu máu hoặc mắc các bệnh liên quan về máu hay không.
  • Đường huyết: thông qua kiểm tra nồng độ đường trong máu sau ít nhất 8 giờ nhịn đói để xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm mỡ máu: nhằm đo hàm lượng triglycerid và cholesterol (bao gồm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu LDL và cholesterol tốt HDL)
  • Men gan: thông số của các men aspartate aminotransferase (ASAT hoặc SGOT) và men alanine aminotransferase (ALAT hoặc SGPT) cho phép chẩn đoán bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, vàng da tắc mật hoặc các tổn thương gan khác.
  • Xét nghiệm cơ bản nước tiểu: có tác dụng theo dõi tình trạng sức khỏe, hoạt động của thận, gan hoặc tụy. Ngoài ra xét nghiệm này giúp cho biết hệ thống bài tiết nước tiểu có bị viêm nhiễm không.

Ngoài ra, một số xét nghiệm cũng nên làm định kỳ như kiểm tra axit uric, kiểm tra chức năng thận, tầm soát ung thư sớm, ... Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn và chỉ định các bước chẩn đoán chuyên sâu hơn.

Khám sức khỏe tổng quát bao nhiêu tiền

Việc khám tổng quát giá bao nhiêu không chỉ phụ thuộc vào gói khám cơ bản hay nâng cao mà còn tùy thuộc vào cơ sở y tế mà bạn lựa chọn khám. Bên cạnh đó, mỗi nhóm đối tượng, giới tính khác nhau sẽ có thêm một số thủ tục thăm khám khác nhau. Nếu có ý định khám sức khỏe tổng quát thì bạn nên tham khảo trước về chi phí.

Thông thường, mức giá trung bình sẽ dao động trong khoảng 1 triệu – 1,5 triệu với bệnh viện công và từ 2 triệu – 7 triệu với bệnh viện tư, bệnh viện quốc tế. Dựa trên khả năng kinh tế riêng mà mỗi người có thể chọn cho mình cơ sở kiểm tra sức khỏe uy tín, đáng tin cậy.

vicare.vn-khi-nao-nen-kham-suc-khoe-tong-quat-body-3

Chuẩn bị gì trước khi khám tổng quát?

Cung cấp đầy đủ thông tin trước khi khám sức khỏe tổng quát định kỳ như: tiền sử sức khỏe của bản thân (khả năng gây dị ứng, lịch tiêm chủng vaccine, đã từng mắc bệnh và điều trị như thế nào trước đây, ...), tiền sử sức khỏe của gia đình (ung thư, bệnh tim, đột quỵ, đái tháo đường, ...).

Chuẩn bị trước khi đi khám: giấy tờ tùy thân (chứng minh thư/ thẻ căn cước/ hộ chiếu), thẻ bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm nhân thọ, kết quả xét nghiệm và đơn thuốc cũ (nếu có).

Bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch và huyết áp cao vẫn sử dụng thuốc theo đơn. Tuy nhiên, người đang điều trị đái tháo đường không nên uống hoặc tiêm insulin vào buổi sáng đi khám. Người có tật về mắt không nên đeo kính áp tròng vào ngày khám.

Để có kết quả xét nghiệm chính xác khi khám sức khỏe tổng quát, bạn cần phải chú ý những điều sau:

  • Nhịn ăn ít nhất 8 giờ khi xét nghiệm mỡ máu, đường máu và định lượng các vitamin. Không sử dụng chất kích thích, uống nước ngọt, sữa, ... trước khi làm xét nghiệm.
  • Tuân thủ đúng quy trình lấy mẫu nước tiểu, cần vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài và tay sạch sẽ.
  • Xét nghiệm phân nên lấy ở chỗ có lẫn nhầy và máu. Nên vặn nắp lọ chặt và cho vào túi díp sau đó đặt vào đúng nơi quy định.
  • Đối với xét nghiệm phiến đồ tử cung âm đạo thì không nên làm khi đang có kinh nguyệt, viêm nhiễm nặng, đang có thai hoặc đặt thuốc điều trị viêm âm đạo. Trước khi làm xét nghiệm 1 ngày không quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo.

Nếu có thai hoặc đang nghi ngờ có thai phải thông báo với bác sĩ để điều chỉnh kịp thời các biện pháp kiểm tra sức khỏe.

Phụ nữ chụp X-quang tuyến vú không nên thực hiện khi có kinh nguyệt, đang cho con bú, áp-xe vú, ... Nên chụp vào ngày thứ 7 – 14 của chu kỳ kinh. Nếu có phẫu thuật nâng ngực cần thông báo cho bác sĩ và kỹ thuật viên biết.

Siêu âm ổ bụng nên nhịn ăn ít nhất 4 giờ để đánh giá đường mật. Uống nửa lít nước lọc, nhịn tiểu để đánh giá vùng tiểu khung được chuẩn xác.

Xem thêm:

  • Khám sức khoẻ tổng quát ở đâu tốt tại Hà Nội
  • Khám sức khỏe tổng quát ở đâu tốt tại Tp.HCM?
  • 5 câu hỏi “thuần túy” bạn cần biết về gói khám tổng quát