Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?

Con bạn bị thương và chảy máu khá nhiều nhưng bạn không biết có nên đưa bé đi khâu vết thương hay không? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó!

Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương? Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?

Nếu bạn lo lắng, tốt nhất nên đến phòng khám hoặc phòng cấp cứu để kiểm tra xem có cần khâu vết thương của trẻ hay không.

Thông thường một vết cắt sâu, dài hoặc vết thương mở có độ dài hơn 1,3 cm hoặc rộng hơn 0,6 cm thì sẽ cần phải khâu để tránh nhiễm trùng, giảm đau và cầm máu.

vicare-vn-khau-vet-thuong-2

Bạn cũng nên đưa trẻ tới bác sĩ hoặc phòng cấp cứu để khâu vết thương trong các trường hợp sau:

  • Nếu vết thương chảy máu và không thể cầm máu trong vòng 10’ khi đã dùng vải sạch băng bó .
  • Nếu bụi hay sỏi không thể rửa sạch bằng nước hoặc xà phòng và nước ấm mà bám vào vết thương.
  • Nếu vết thương bị thủng hoặc do tiếp xúc với vật bẩn hoặc gỉ sắt.
  • Nếu vết thương do côn trùng hoặc động vật cắn hoặc đứa trẻ khác cắn.

Lớp da ở bàn tay và ngón tay nhạy cảm nên khâu vết thương sẽ giúp hồi phục nhanh hơn kể cả khi vết cắt không lớn. Khi có vết cắt trên mặt nên khâu lại để giảm sẹo để lại.

Để có được kết quả tốt nhất quan trọng là nên khâu vết thương trong vòng 6-8h. Nếu để lâu hơn thì việc khâu không có tác dụng và có nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

Chuyện gì sẽ diễn ra tại bệnh viện?

Phụ thuộc vào vật cứa, vùng bị thương sẽ cần chụp X-quang để lấy vật thể lạ bên trong nếu có.

Trước khi khâu, vùng vết thương cần được gây tê. Ở 1 vài trường hợp cần thiết phải gây tê cục bộ. Nhưng ở trường hợp khác, sau khi tiêm gây tê cục bộ phải tiêm gây tê tại chỗ để làm tê hơn vùng vết thương. Sau đó rửa sạch và khâu vết thương.

Trẻ nên được giữ nhẹ nhàng, ví dụ như quấn trẻ vào chăn để giữ trẻ trong quá trình khâu vết thương. Có thể sẽ cần dùng đến thuốc an thần cho trẻ.

Nếu chỗ khâu là 1 điểm và có thể bị kéo dãn khi vận động(giống như ở các khớp nối), bác sĩ có thể dùng nẹp để cố định vết thương và tránh bị hở.

Các phương pháp thay thế khâu

Dán băng keo Dermabond: Đây là loại keo dán lên da, giúp vết thương tự lành sau 1 phút bôi lên da. Keo dán nên được sử dụng với những vết cắt ngang, cạnh thẳng, ở vùng không cần vận động nhiều (ví dụ như trán).

Dùng keo Dermabond không gây đau đớn trong khi kể cả bác sĩ có gây tê nhưng chạm vào vết thương vẫn đau. Loại keo này dễ sử dụng, không cần giữ cho vùng bôi khô và có thể rửa sạch trong 7-10 ngày thay vì gỡ chỉ.

Băng dính thay thế chỉ khâu da 3M Steri Strip: Loại băng dính này có thể dùng thay thế chỉ khâu nếu vết rách không quá sâu.

Gim kẹp: Gim kẹp đôi khi được sử dụng với những vết cắt có cạnh sắc, thẳng đặc biệt ở trên da đầu.

Theo dõi vết khâu

Bác sĩ có thể kê đơn uống kháng sinh để tránh nhiễm trùng. Nếu vết cắt bởi vật bẩn hoặc gỉ sắt,cần theo dõi mức độ uốn ván ở trẻ.

khâu vết thương

Khi nào thì nên phẫu thuật?

Nếu vết cắt to và lởm chởm trên mặt trẻ, hãy tìm đến bác sĩ phẫu thuật để được tư vấn. Đa phần các vết cắt cần khâu sẽ không cần phẫu thuật và sẹo sẽ tự mờ dần.

Trẻ sau khi khâu nên được chăm sóc như thế nào?

Hãy theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nên sử dụng đúng liều thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau khi đã hết thuốc tê. (Không dùng aspirin vì sẽ gây ra triệu chứng Reye, hiện tượng hiếm nhưng rất nguy hiểm.)

Bác sĩ sẽ hướng dẫn giữ vùng vết thương sạch và khô ráo trong 1-2 ngày và sau đó rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm.Sau khi rửa sạch và làm khô vết thương nên dùng kem kháng sinh (nếu sử dụng Dermabond thì không bôi kem). Và nên băng bó vết thương trong vài ngày.

Để ý đến vết khâu xem có còn nguyên vẹn. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như có vệt đỏ hoặc mưng đỏ vùng vết thương, đau nhức, sốt hoặc sung viêm, gọi cho bác sĩ ngay. Và tránh những hoạt động có thể gây hở vết thương.

khâu vết thương

Khi nào nên cắt chỉ và nên cắt chỉ như thế nào?

Hầu hết sau 10 ngày phải đến cắt chỉ, phụ thuộc vào vị trí vết khâu ở đâu. Thông thường, vết khâu sử dụng chỉ tự tan nhưng có những trường hợp vết cắt phải khâu nhiều mũi nhiều lần ví dụ ở trên móng tay, lưỡi hoặc mặt.

Tuyệt đối không tự cắt chỉ. Bạn có thể nhầm vị trí hoặc khi trẻ không chịu ngồi yên thì có thể gây đau cho trẻ.Ngoài ra tốt hơn hết là đến bác sĩ để khám lại và bác sĩ sẽ quyết định có nên cắt chỉ chưa.

Bác sĩ sẽ khuyên dùng kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ hoặc dầu để cắt chỉ để giúp vết thương lành nhanh và tránh để lại sẹo. Khi vết cắt hồi phục, nên bôi kem chống nắng ít nhất là vài tháng để bảo vệ da non và giảm sẹo.

Nguồn: Babycenter