Khi nào nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung? Độ tuổi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư có tỷ lệ gây tử vong lớn thứ 2 ở nữ giới, chỉ sau ung thư vú. Theo các bác sĩ, phụ nữ từ 21 tuổi trở đi nên tầm soát bệnh. Đặc biệt với phụ nữ đã có gia đình, đã quan hệ tình dục, nạo phá thai nhiều lần thì nên đi tầm soát định kỳ.

Khi nào nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung? Độ tuổi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung? Khi nào nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung? Độ tuổi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư có tỷ lệ gây tử vong lớn thứ 2 ở nữ giới, chỉ sau ung thư vú. Theo các bác sĩ, phụ nữ từ 21 tuổi trở đi nên tầm soát bệnh. Đặc biệt với phụ nữ đã có gia đình, đã quan hệ tình dục, nạo phá thai nhiều lần thì nên đi tầm soát định kỳ.

Tổng quan về ung thư cổ tử cung

vicare.vn-khi-nao-nen-di-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-do-tuoi-nao-nen-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-body-1

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư có tỷ lệ gây tử vong lớn thứ 2 ở nữ giới, chỉ sau ung thư vú. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ đã kết hôn, đã quan hệ tình dục. Hiện nay, có tới 99,7% nguyên nhân gây nên bệnh là do virus HPV, phần lớn trong số đó là trong số đó là virus HPV loại 16 và 18. Virus HPV thường đi vào cơ thể thông qua con đường quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục sớm. Ngoài ra, còn có những yếu tố nguy cơ khác gây nên bệnh, bao gồm:

  • Mắc các bệnh xã hội: HIV, sùi mào gà, giang mai,...
  • Số lần sinh đẻ nhiều, từ 3 con trở lên.
  • Tuổi tác: bệnh thường gặp ở phụ nữ từ 35 tuổi trở lên.
  • Thói quen sinh hoạt: sử dụng nhiều thuốc lá, các chất kích thích, bia rượu,...
  • Béo phì

Về triệu chứng của bệnh, ung thư cổ tử cung có thể nhận biết thông qua: dịch âm đạo bất thường (màu vàng hoặc màu xanh, có thể kèm theo mủ), mùi khó chịu; chảy máu bất thường; đi tiểu nhiều; bị đau vùng khung chậu; đau vùng bụng dưới; đại tiện ra máu khi ung thư xâm lấn sang trực tràng, đại tràng, thiếu máu do tế bào bạch cầu thay thế tế bào hồng cầu để đẩy lùi bệnh.

Khi nào nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung?

Các bác sĩ khuyến cáo nữ giới nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung từ 21 tuổi trở đi (không tính đến lần đầu tiên quan hệ tình dục). Đặc biệt, phụ nữ đã quan hệ tình dục, đã sinh con, nạo phá thai nhiều lần nên đi tầm soát bệnh định kỳ. Hiện nay, có hai phương pháp tầm soát chính là Pap smear - phết tế bào tử cung và xét nghiệm HPV. Phương pháp Pap smear thường được áp dụng với phụ nữ dưới 30 tuổi. Xét nghiệm HPV thường được áp dụng với phụ nữ trên 30 tuổi. Tuy nhiên, với phụ nữ trên 30 tuổi, các bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng đồng thời cả 2 phương pháp này để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Hai phương pháp còn lại là soi cổ tử cung và sinh thiết tế bào cổ tử cung thường được áp dụng khi nghi ngờ chị em có nguy cơ bị bệnh ung thư này.

vicare.vn-khi-nao-nen-di-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-do-tuoi-nao-nen-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-body-2
vicare.vn-khi-nao-nen-di-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-do-tuoi-nao-nen-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-body-3

Lưu ý trước khi đi tầm soát ung thư cổ tử cung

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có thể bị sai, bị nhầm lẫn nếu chị em vô tình làm tổn thương đến tử cung trước khi đi tầm soát ung thư. Dưới đây là những lời khuyên của bác sĩ cho chị em trước khi đi tầm soát bệnh:

  • Không quan hệ tình dục trong vòng 24 đến 48 tiếng trước khi đi tầm soát. Bởi vì việc quan hệ tình dục có thể khiến cổ tử cung bị tổn thương, trầy xước dẫn đến kết quả sai lệch.
  • Không dùng kem bôi trơn, thụt rửa âm đạo, sử dụng thuốc ở âm đạo,.. Những hoạt động này có thể vô tình làm che mất đi tế bào bất thường ở cổ tử cung, khiến bác sĩ khó phát hiện. Hậu quả là kết quả Pap smear không chính xác.
  • Không xét nghiệm Pap smear trong ngày hành kinh.

Phòng tránh ung thư cổ tử cung như thế nào?

Virus HPV chiếm tới 99,7% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Do đó, tiêm phòng virus HPV là biện pháp phòng ngừa an toàn và hiệu quả nhất mà chị em nên thực hiện. Bên cạnh đó, chị em cần lưu ý:

  • Nên quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy với một người. Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, các chất kích thích, ăn uống khoa học, lành mạnh.
  • Cần đi tầm soát ung thư định kỳ như đã đề cập ở trên.

Xem thêm:

  • Cảnh báo và điều trị ung thư cổ tử cung
  • Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu? Giá bao nhiêu tại hà nội?