Khi nào nên cắt polyp túi mật?

Polyp túi mật thường được phát hiện tình cờ khi người bệnh kiểm tra các bệnh lý khác bằng phương pháp siêu âm. Để giúp bạn hiểu hơn về polyp túi mật, đặc biệt khi nào nên cắt polyp để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Các bạn hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Khi nào nên cắt polyp túi mật? Khi nào nên cắt polyp túi mật?

Polyp túi mật thường được phát hiện tình cờ khi người bệnh kiểm tra các bệnh lý khác bằng phương pháp siêu âm. Để giúp bạn hiểu hơn về polyp túi mật, đặc biệt khi nào nên cắt polyp để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Các bạn hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Polyp túi mật là gì?

Polyp tại vị trí này được biết đến với tên gọi khác là u nhú niêm mạc tuyến túi mật. Đây là dạng tổn thương dạng u, là một nhóm tế bào bất thường phát triển trên bề mặt niêm mạc hoặc nhô ra từ lớp cơ trong thành túi mật. Chúng thường ít gây ra triệu chứng rõ rệt, thường được phát hiện qua siêu âm và gặp phổ biến ở người trưởng thành, nhất là phụ nữ độ tuổi 30 - 50.

vicare.vn-khi-nao-nen-cat-polyp-tui-mat-body-1
Hình ảnh polyp túi mật

2. Những nguyên nhân cơ bản gây ra polyp túi mật

Có nhiều nguyên nhân khác nhau được cho là liên quan đến sự hình thành của polyp. Một vài nguyên nhân tiêu biểu gồm có chức năng gan mật kém, nồng độ đường hay mỡ trong máu cao, mắc chứng béo phì... Ngoài ra, chính thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh như sử dụng thức ăn nhiều mỡ, nội tạng động vật... cũng là nguyên nhân dẫn đến polyp xuất hiện.

3. Polyp túi mật có tự hết hay không?

Thực tế, tùy từng trường hợp mà polyp có thể tự mất hoặc không. Tuy nhiên, khoảng 95% polyp túi mật là lành tính. Do đó, người bệnh không cần tìm đến sự can thiệp y tế để điều trị cắt bỏ túi mật mà có thể chung sống hoàn toàn với nó. Điều quan trọng là bạn cần thăm khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của polyp.

Nếu khi phát hiện, polyp có kích thước dưới 10mm, chưa có triệu chứng rõ rệt. Lúc này bạn cần theo dõi và siêu âm định kỳ 6 tháng/lần. Sau khoảng 2 năm, nếu polyp không thay đổi hoặc biến mất thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của mình.

4. Khi nào nên cắt polyp túi mật?

Trong trường hợp phát hiện polyp với kích thước lớn hơn 1cm, các bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo về việc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ để ngăn ngừa nguy cơ ung thư.

Bên cạnh đó, một số trường hợp khác cũng được chỉ định cắt bỏ sớm cụ thể như:

  • Polyp phát triển nhanh về kích thước sau vài tháng, hình thái bất thường như chân lan rộng.
  • Polyp kèm theo hiện tượng sỏi mật, đa polyp.

Hiện nay, phương pháp phẫu thuật nội soi được thực hiện trong cắt polyp khá an toàn, nhanh, hiệu quả, bệnh nhân hồi phục nhanh sau thực hiện.

vicare.vn-khi-nao-nen-cat-polyp-tui-mat-body-2
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định có nên cắt polyp hay không

5. Một số lời khuyên cho người mắc polyp túi mật

Với dạng polyp lành tính, bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với chúng. Điều quan trọng là bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày bởi đa phần polyp được hình thành do sự dư thừa hoặc rối loạn chuyển hóa cholesterol bên trong túi mật. Lúc này, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo, ít cholesterol là điều vô cùng cần thiết, giúp ngăn ngừa biến chứng do polyp có thể gây ra.

Một số thực phẩm mà bệnh nhân polyp cần tránh sử dụng gồm có các loại món ăn có chứa chất béo bão hòa như đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh,... Ngoài ra, thức ăn có hàm lượng cholesterol cao như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật cũng cần hạn chế. Người bệnh cũng chú ý không sử dụng đồ ăn có đường hóa học, tinh bột tinh chế như bánh quy, bánh ngọt, đồ ăn đóng hộp.

Thay vào đó, bạn hãy áp dụng chế độ ăn lành mạnh với hoa quả có nhiều vitamin, khoáng chất như cam, lê, táo... góp phần tăng cường sức khỏe gan mật, làm giảm nguy cơ polyp phát triển. Một số rau xanh, củ quả có chứa chất xơ như su hào, bắp cải... cũng giúp giảm thiểu sự hấp thu chất béo tại ruột, kích thích khả năng tiêu hóa làm giảm các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu cũng nên được sử dụng thường xuyên....

Về cơ bản, polyp túi mật ở mỗi người lại có sự khác biệt. Điều quan trọng là bạn cần thăm khám thường xuyên để nắm rõ bệnh tình của mình. Việc kết hợp cùng chế độ ăn khoa học chính là giải pháp kiểm soát polyp tốt nhất, tăng khả năng tầm soát sớm nguy cơ ung thư. Thế nên, các bạn đừng quên chú ý đến chế độ ăn nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm:

  • Mổ nội soi polyp túi mật hiện nay giá bao nhiêu?
  • Polyp túi mật kiêng ăn gì?
  • Polyp túi mật là gì và cách điều trị