Khi nào cần đi khám nếu bị đau khi giao hợp ở chị em?

Đời sống tình dục đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hạnh phúc vợ chồng. Chính vì vậy, khi gặp bất cứ vấn đề gì liên quan tới chuyện này, bạn cần xử lý sớm. Nhiều chị em thắc mắc: khi nào cần đi khám nếu bị đau khi giao hợp ở chị em? Nguyên nhân của việc đau khi giao hợp là gì? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây

Khi nào cần đi khám nếu bị đau khi giao hợp ở chị em? Khi nào cần đi khám nếu bị đau khi giao hợp ở chị em?

Thế nào là đau khi giao hợp ở chị em?

Đau khi giao hợp là tình trạng giao hợp gây đau, dù cảm giác đau chủ yếu ở người vợ nhưng cũng ảnh hưởng đến chồng. Đau khi giao hợp ở người vợ có thể là đau âm đạo, cổ tử cung, tử cung hay bàng quang. Còn ở người chồng thì đó là đau ở dương vật, ở tuyến tiền liệt hoặc túi tinh khi xuất tinh. Đối với cả hai giới thì hiện tượng đau có thể xảy ra trước, trong và sau khi giao hợp.

Riêng với phụ nữ, bị đau khi giao hợp ở chị em thì sự ham muốn sẽ giảm đi, thậm chí sẽ mất hết cả khoái cảm. Đôi khi, nguyên nhân của hiện tượng này rất đơn giản: Vì họ không muốn quan hệ, vì họ quan hệ khi chưa được kích thích đầy đủ để cho cơ vùng bụng dưới giãn ra, thậm chí đau khi quan hệ còn là dấu hiệu báo trước một số bệnh lý phụ khoa mà chị em hay mắc...

HoiBenh.vn-khi-nao-can-di-kham-neu-bi-dau-khi-giao-hop-o-chi-em-body-2
Riêng với phụ nữ, bị đau khi giao hợp ở chị em thì sự ham muốn sẽ giảm đi

Nguyên nhân của hiện tượng đau khi giao hợp

Đau khi giao hợp có thể xảy ra trước, trong và sau khi giao hợp. Và do rất nhiều nguyên nhân, có thể do tâm lý hoặc do những bệnh thực thể.

Nguyên nhân từ yếu tố tâm lý

  • Vấn đề về tâm lý: Trong cuộc sống, nếu người phụ nữ có những lo âu, lo ngại hoặc rắc rối về vấn đề nào đó, sợ hãi xuất hiện. Hoặc các vấn đề về sự thân mật không được thoải mái có thể góp phần tạo ra mức độ thấp của kích thích và gây khó chịu hoặc đau đớn khi giao hợp ở chị em
  • Stress: Cơ sàn chậu của người phụ nữ rất nhạy cảm với stress. Do đó, căng thẳng, bị ức chế hoặc có vấn đề về tình cảm và tâm lý với người nam có thể dẫn đến đau khi giao hợp, kèm theo thiếu sự kích thích có hiệu quả. Khi đó người phụ nữ không hưng phấn tình dục và dễ bị đau.
  • Thiếu chất bôi trơn: Đây thường là kết quả khi màn dạo đầu chưa đủ. Thiếu chất bôi trơn cũng thường gặp do sự sụt giảm lượng estrogen sau khi mãn kinh, sau khi sinh con hoặc trong thời gian cho con bú. Ngoài ra, một số thuốc điều trị được biết đến là gây ức chế ham muốn hoặc kích thích, cũng có thể giảm bôi trơn, gây đau khi giao hợp ở chị em. Chúng bao gồm các thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc an thần, kháng histamin...

Yếu tố về bệnh lý

Khi người phụ nữ gặp một vấn đề gì về sức khỏe, nhất là những vấn đề viêm nhiễm phụ khoa thì quan hệ tình dục sẽ gây đau đớn. Các vấn đề về phụ khoa như nhiễm khuẩn âm đạo do giang mai, ký sinh trùng, nấm... có thể gây đau khi giao hợp. Vì những vi khuẩn và ký sinh trùng này khiến cho thành âm đạo bị viêm. Do đó khi mắc bệnh, âm hộ thường có những biểu hiện như ra khí hư có màu khác thường.

Ví dụ: Viêm nhiễm âm đạo do nấm khiến cho dịch âm đạo đặc lại, dai dính, cũng có thể hơi lỏng nhưng không có mùi, âm hộ và niêm mạc âm đạo thường đỏ, rất ngứa.

Nếu viêm âm đạo do loạn khuẩn - thể hay gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thì thường ra khí hư có màu trắng như sữa và mỏng, có mùi hôi như mùi cá ươn, càng rõ hơn sau quan hệ tình dục.

Một số bệnh khác có thể gây đau khi giao hợp bao gồm: màng trong dạ con, bệnh viêm vùng chậu, sa tử cung, tử cung retroverted, u xơ tử cung, viêm bàng quang, hội chứng ruột kích thích, trĩ và u nang buồng trứng.

Một số phụ nữ cảm thấy đau phía sâu trong vùng tiểu khung khi giao hợp. Những trường hợp này có thể do rách những dây chằng nâng đỡ tử cung. Vết rách có thể do sinh đẻ hoặc do chấn thương khi bị cưỡng bức. Cũng có người chỉ bị đau khi áp dụng một số tư thế giao hợp nhất định...

Do chấn thương hoặc bị dị ứng: Điều này bao gồm cả tổn thương hay kích thích từ một tai nạn, phẫu thuật vùng chậu, cắt bao quy nữ, rạch âm hộ hoặc một bất thường bẩm sinh. Hay do phản ứng với các sản phẩm kiểm soát sinh. Hoặc có thể có một phản ứng dị ứng với xà phòng, thạch hoặc cao su...

HoiBenh.vn-khi-nao-can-di-kham-neu-bi-dau-khi-giao-hop-o-chi-em-body-3
Nguyên nhân của hiện tượng đau khi giao hợp

Ngoài ra, bị đau khi giao hợp ở chị em còn do các nguyên nhân khác như:

  • Tình trạng mỏng đi của thành âm đạo, thường hay xảy ra với phụ nữ ngoài 50 tuổi. Vì sự suy giảm hormon nữ, dẫn đến thành âm đạo có thể nứt nẻ, chảy máu và dễ dàng bị kích thích. Trong những trường hợp này, nên dùng kem bôi âm đạo để làm cho niêm mạc âm đạo có đủ độ nhờn.
  • Do một màng trinh chưa rách hoặc tổ chức đã thành sẹo của một vết rách cũ khi sinh con trước đây có thể gây đau gần lỗ ngoài của âm đạo. Đôi khi âm vật trở nên ngứa ngáy vì những chất tích tụ dưới mũ của âm vật và trong khi giao hợp, mũ của âm vật bị lật ra và gây đau ở khu vực âm đạo.
  • Nếu người phụ nữ thực hiện giao hợp sau một thời gian dài kiêng cữ thì có thể cảm thấy đau âm ỉ ngay ngày hôm sau, các lần giao hợp sau cũng thấy đau. Họ cũng có thể cảm thấy đau ở lớp cơ của âm đạo.

Khi nào cần đi khám nếu bị đau khi giao hợp ở chị em?

Khi cảm thấy đau khi giao hợp, chị em cần lưu ý để tìm ra nguyên nhân xem có liên quan tới các bệnh về sinh dục và tiết niệu hay không. Bạn nên đi khám ngay sau khi phát hiện cảm giác đau khi giao hợp. Bởi đây là cảm giác bất thường. Vì nhiều khi cảm giác đau là dấu hiệu ban đầu của một bệnh thực thể, cần theo dõi thường xuyên. Ví dụ, rất có thể chị em bị nhiễm khuẩn âm đạo và chỉ cảm thấy đau khi giao hợp. Nếu không giao hợp, có lẽ người phụ nữ sẽ không biết mình bị nhiễm khuẩn âm đạo. Trong một số ít trường hợp, để khắc phục được vấn đề bị đau khi giao hợp ở chị em bắt buộc phải cần đến sự hỗ trợ của thuốc và bác sĩ tâm lý nhất là khi người phụ nữ mắc thêm chứng trầm cảm.

Nếu sau khi kiểm tra sức khỏe không có vấn đề gì bất thường thì hãy kiên trì dành thời gian để bình thường hoá và khơi dậy cảm xúc cho nhau.

Mặc dù là vấn đề nhạy cảm, nhưng chị em không được ngần ngại khi chia sẻ chuyện đau khi giao hợp với bác sỹ. Hãy đi khám ngay khi phát hiện, bởi nó có thể giúp bạn phát hiện sớm một căn bệnh nguy hiểm nào đó liên quan tới phần phụ.

Xem thêm:

  • 5 nguyên nhân gây đau khi quan hệ tình dục và cách khắc phục hiệu quả
  • Tiểu buốt, đau khi quan hệ, đau ở lưng, hông, đùi trên có phải là bị ung thư tiền liệt tuyến không?
  • Đau nhũ hoa sau khi quan hệ là bị làm sao?