Khi nào bệnh nhân phải đặt stent?

Đặt stent là một kỹ thuật khá mới đối nhiều người dân, nhưng ở nước ngoài phương pháp này được áp dụng khá nhiều, mang lại hiệu quả khá cao trong điều trị. Nhiều người không biết khi nào bệnh nhân phải đặt stent. HoiBenh sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Khi nào bệnh nhân phải đặt stent? Khi nào bệnh nhân phải đặt stent?

Kỹ thuật đặt Stent là gì?

Khi nào bệnh nhân phải đặt stent? Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu Kỹ thuật đặt stent là gì.

Đặt stent là phương pháp nong động mạch bị chít hẹp bằng cách đặt cuộn kim loại nhỏ gọi là Stent vào vị trí động mạch bị tắc. Nhằm mục đích giúp chống đỡ cho động mạch mở ra, giảm cơ hội chít hẹp lại của lòng mạch.

Ống Stent cấu tạo là một khung lưới nhỏ có hình ống, khi vào lòng mạch tại vị trí thuyên tắc, bị chít hẹp. Ống sẽ mở rộng lòng ống, giúp máu lưu thông tốt hơn trong lòng mạch. Giải quyết vấn đề tắc nghẽn máu do một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng chít hẹp lòng mạch. Giúp tưới máu tốt hơn, trong mọi hoạt động kể cả hoạt động gắng sức của bệnh nhân.

Phương pháp đặt stent sẽ không phải mổ mở, mà chỉ cần mở một lỗ nhỏ trên da để luồn ống stent vào vị trí cần thông mạch. Bệnh nhân sẽ được gây tê tại vị trí chọc, nên vẫn tỉnh táo suốt quá trình thực hiện thủ thuật.

Hiện nay, có một số loại đặt stent chính là stent có phủ thuốc chống tái tạo hẹp (Drug eluting stent - DES), stent kim loại trần (Bare metal stent - BMS), stent mạch vành tự tiêu và stent trị liệu kép. Dù là loại stent nào, thì yếu tố quyết định tuổi thọ của stent là tuân thủ điều trị và thực hiện lối sống lành mạnh sau khi đặt stent. Điều này sẽ giúp bạn chung sống lành mạnh với stent, thậm chí có thể không cần can thiệp lại lần 2.

HoiBenh.vn-khi-nao-benh-nhan-phai-dat-stent-body-2
Hình ảnh tắc mạch được phát hiện dưới hình máy chụp MRI

Khi nào bệnh nhân phải đặt Stent?

Tùy từng trường hợp, bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch ở vị trí nào và tính chất tắc nghẽn tại vị trí đó mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp thông tắc mạch phù hợp.

Tắc mạch vành

  • Một số trường hợp bệnh lý động mạch vành, không dùng phương pháp khác thông tắc được. Bác sĩ sẽ áp dụng phương áp đặt stent để nong mạch vành như: bệnh xơ vữa động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tắc mạch vành đột ngột... dẫn đến tình trạng máu không đến nuôi dưỡng cơ tim được, gây hoại tử cơ tim.
  • Xơ vữa động mạch là tình trạng các mảng xơ vữa bám vào thành trong động mạch, gây chẹn tắc nghẽn dòng chảy mạch máu đến tim, dẫn đến tình trạng thiếu máu cung cấp đến cơ tim. Nhiều lúc mảng xơ vữa thoát ra, di động trong lòng mạch, hình thành nên cục máu đông di chuyển đến nhiều cơ quan, lên não gây tắc mạch não, đẩy lên tim gây nhồi máu cơ tim.
  • Đặt stent động mành vành là thủ thuật đưa qua da, nhằm giải tải tình trạng tắc nghẽn tại động mạch vành, giúp tưới máu ở cơ tim tốt hơn kể cả trong điều kiện bệnh nhân gắng sức. Do đó, bệnh nhân sẽ có thể hoạt động bình thường trở lại, cơn đau thắt ngực sẽ giảm dần.
  • Đặt stent động mạch vành, bác sĩ sẽ không mổ mở, mà đặt một lỗ qua da ở đùi hay ở cổ tay, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chọn cách đặt phù hợp.
  • Tùy mức độ hẹp của lòng mạch và tình trạng bệnh trên từng cơ địa cụ thể, bác sĩ sẽ đặt một hoặc nhiều stent để giải quyết thông mạch.
  • Thông thường, hẹp mạch vành > 70% sẽ được chỉ định đặt stent động mạch để giải quyết tình trạng tắc mạch.
  • Tuy nhiên, mảng xơ vữa có xu hướng tăng lên hằng ngày, thông thường sẽ không hẹp ở một vị trí mà hẹp ở nhiều vị trí. Nên việc để tình trạng hẹp lên đến 70% rồi mới đặt thông mạch thì không được, bác sĩ sẽ tùy tình trạng của bệnh nhân để đưa ra phương pháp phù hợp.

Tắc đường mật

  • Một số bệnh lý tại đường mật, gây tắc mật phải đặt stent đường mật để dẫn lưu dịch mật như: Ung thư đầu tụy, đường mật, túi mật, tổn thương di căn vào rốn gan...
  • Tùy thuộc vào giai đoạn của tổn thương, thì bác sĩ sẽ cho chỉ định phẫu thuật triệt căn hay không. Lúc này có 2 vấn đề chính là ung thư và tắc mật. Mà nguyên nhân dẫn đến tử vong trong giai đoạn này là tắc mật.

Hẹp niệu quản tái phát, hẹp niệu đạo

  • Hẹp niệu quản ít gặp hơn hẹp niệu đạo nhưng để điều trị triệt để thì khá khó khăn, tình trạng này hay tái phát hơn. Hẹp niệu quản là tình trạng tổn thương lành tính do bẩm sinh, sỏi, viêm nhiễm sau điều trị hoặc do tình trạng chèn ép từ các khối u bên trong hoặc từ bên ngoài. Điều trị bằng phẫu thuật hoặc đặt sonde JJ thường hay tái phát lại, có thể gây đau, khó chịu, nhiễm khuẩn và có thể tạo sỏi...
  • Đặt stent điều trị hẹp niệu quản, được áp dụng rất nhiều trên thế giới, ít sang chấn hơn cũng như là cho hiệu quả cao hơn.
  • Đặt stent bằng silicon, tránh được tạo sỏi hoặc tránh được trường hợp niêm mạc phát triển trong lòng stent.

Hẹp động mạch thận

  • Hẹp động mạch thận, 90% nguyên nhân là do mảng xơ vữa gây hẹp động mạch nuôi thận. Dẫn đến lượng máu đến nuôi thận giảm, có thể gây suy chức năng thận hay mất chức năng thận.
HoiBenh.vn-khi-nao-benh-nhan-phai-dat-stent-body-3
Áp dụng đặt stent trong điều trị tắc mạch

Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau đặt Stent

Mặc dù, phương tiện kỹ thuật và đội ngũ bác sĩ chuyên sâu sẽ thực hiện đặt stent cho bạn, mức độ an toàn và tai biến sẽ giảm xuống. Nhưng cũng cần chú ý một số vấn đề tai biến có thể gặp sau khi đặt stent để đảm bảo an toàn nhất:

Chăm sóc sau hậu phẫu

  • Chảy máu sau đặt stent. Thường thì bệnh nhân sẽ được băng ép để cầm máu, và sẽ được tháo băng ép để nuôi dưỡng chi ở dưới vết đặt sau một thời gian nhất định mà bác sĩ sẽ dặn dò.
  • Nhiễm trùng do không đảm bảo vô khuẩn lúc làm hoặc là do chăm sóc hậu phẫu.
  • Phản ứng dị ứng với thuốc cản quang sử dụng trong khi chụp, nguy cơ tổn thương mạch máu khi thực hiện thủ thuật đặt stent, suy thận.
  • Có một tỉ lệ nhất định các stent sau khi đặt bị tắc trở lại, gây nhồi máu cơ tim cấp, cần can thiệp đặt lại, có thể đặt stent trong lòng stent hoặc làm cầu nối cấp cứu, mổ bắc cầu vành. Có nguy cơ tử vong.
  • Sau mổ lần 2, sức khỏe bệnh nhân giảm đi nhiều, bệnh nhân sẽ lâu hồi phục hơn và sức bền cũng giảm nhiều.
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang, cần dùng một số thuốc chống dị ứng trước khi thực hiện thủ thuật ít nhất 1 ngày, giảm nguy cơ xảy ra dị ứng lúc đang thực hiện.
  • Sau khi đặt stent động mạch, bệnh nhân cần uống đầy đủ thuốc chống đông theo đúng lộ trình. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các thuốc ngăn chặn hình thành cục máu đông để hạn chế biến chứng xảy ra, sử dụng thêm thuốc điều trị đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường, thuốc hạ áp, hạ cholesterol máu,...
  • Lưu ý, tắc nghẽn có thể xảy ra ở những vị trí khác trong hệ mạch vành của tim. Khi người bệnh không sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bệnh có thể tái phát nhanh hơn, có thể 1 - 2 năm hoặc có thể khoảng 6 tháng.
  • Vì vậy, bệnh nhân cần phải uống thuốc sau can thiệp trong vòng 1 năm, uống đúng giờ, đủ liều.
  • Cần khám định kỳ 1 tháng - 3 tháng - 6 tháng - 1 năm sau khi đặt stent.
  • Đến thời điểm 1 năm, bệnh nhân cần đến bệnh viện để làm nghiệm pháp gắng sức, mục đích kiểm tra khả năng tưới máu của cơ tim.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt lành mạnh

  • Không hút thuốc lá, chất nicotine trong thuốc lá sẽ làm co mạch, khiến tình trạng hoạt động của tim mệt mỏi hơn.
  • Không sử dụng chất kích thích.
  • Tránh căng thẳng, stress.
  • Thừa cân béo phì cần thực hiện giảm cân
  • Giảm cholesterol trong chế độ ăn: giảm ăn dầu mỡ, mỡ động vật, giảm muối để giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch.
  • Giảm chế độ ăn nội tạng động vật.
  • Tăng cường rau xanh, hoa quả, ngũ cốc trong thực đơn hằng ngày.

Chế độ vận động

  • Không nên lái xe hoặc đi đường xa
  • Có thể quan hệ tình dục nhẹ nhàng sau 2 tuần can thiệp
  • Có thể tham gia hoạt động thể lực sau này tùy sức, không nên vận động mạnh, nên đi bộ 30 - 60 phút mỗi ngày.
  • Trường hợp vận động thấy đau ngực, khó thở quá mức, hãy dừng vận động lại, nhanh chóng liên lạc ngay với bác sĩ điều trị.

Xem thêm:

  • 3 địa chỉ đặt stent điều trị bệnh động mạch vành tại Hà Nội
  • Đặt stent mạch vành hiệu quả trong bao lâu?
  • Lần đầu tiên đặt stent tĩnh mạch bằng một mũi kim châm