Khi mẹ bị nhiễm cúm có nên cho con bú?
Khi các bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú thì cũng giống như mọi giai đoạn khác của cơ thể, cơ thể mẹ trong giai đoạn này sẽ không có khả năng phòng chống đặc hiệu đủ mạnh để không bị nhiễm cúm. Do vậy, việc mẹ bị nhiễm cúm là hoàn toàn có thể xảy ra trong mùa dịch. Vậy khi mẹ bị nhiễm cúm có nên tiếp tục cho con bú hay không?
Khi mẹ bị nhiễm cúm có nên cho con bú?
Khi các bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú thì cũng giống như mọi giai đoạn khác của cơ thể, cơ thể mẹ trong giai đoạn này sẽ không có khả năng phòng chống đặc hiệu đủ mạnh để không bị nhiễm cúm. Do vậy, việc mẹ bị nhiễm cúm là hoàn toàn có thể xảy ra trong mùa dịch. Vậy khi mẹ bị nhiễm cúm có nên tiếp tục cho con bú hay không?
1. Cúm dễ lây truyền
Bệnh cúm vốn là một bệnh do virut gây ra, bệnh có khả năng lây lan nhanh và tiến triển thành vụ dịch. Bệnh cúm thường lây truyền qua đường hô hấp, virut cúm có thể lan qua khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (ho, hắt hơi)
Khi bị virut xâm nhập và gây bệnh thì cơ thể người bệnh sẽ có những biểu hiện như: hắt hơi, sổ mũi, ho, khạc đờm trong, sốt cao, mệt mỏi. Thông thường cúm có thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, đối với một số người mẫn cảm thì bệnh cúm lại gây ra những biến thể nặng như: viêm phổi, viêm màng não, viêm não, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Một trong số các đối tượng dễ bị nhiễm cúm là phụ nữ mang thai và trẻ em trong thời kỳ bú mẹ.
Việc bà mẹ bị nhiễm cúm trong thời kỳ đang cho con bú là hoàn toàn có thể xảy ra trong mùa dịch.2. Cúm có lây truyền qua sữa mẹ hay không?
Virut cúm đặc biệt mẫn cảm với đường hô hấp trên do ở đó virut có thể dễ dàng bám dính và dễ xâm nhập. Tuy nhiên chúng sẽ không dễ dàng gây bệnh nếu vấp phải những hàng rào phòng ngự bảo vệ có sẵn trong cơ thể người như các kháng thể IgA (trong dịch nhầy của đường hô hấp). Ngoài ra, các tế bào có thể miễn dịch như: các tế bào lympho hay các đại thực bào luôn là những rào chắn tốt của cơ thể để tránh các loại virut. Những hàng rào này sẽ làm giảm khả năng xâm nhập tế bào của virut cúm. Nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ virut có thể lách được qua hàng rào và chui vào trong tế bào biểu mô mũi, họng, hầu... gây ra các bệnh về cúm và đường hô hấp.
Trường hợp virut cúm vượt qua được hàng rào bảo vệ thì chúng sẽ đi vào máu gây ra tình trạng nhiễm virut huyết. Cho đến nay, tình trạng nhiễm virut huyết là rất khó xảy ra.
Theo một số nghiên cứu đưa ra, thì cho đến nay vẫn chưa có một bằng chứng nào chứng minh được là mẹ bị nhiễm cúm thì sẽ nhiễm virut cúm trong sữa của mình. Do vậy, có thể hiểu là virut cúm không lây qua đường sữa mẹ.
Tuy virut cúm không lây qua đường sữa mẹ nhưng chúng lại rất dễ lây qua đường hô hấp. Chính vì vậy mà chỉ cần một cái hắt hơi khi mẹ bị nhiễm cúm, hay vuốt ve môi mũi trẻ cũng đủ làm trẻ bị lây nhiễm virut nếu là trẻ sơ sinh. Những hiện tượng này thường rất dễ gặp khi các mẹ cho con bú. Vì vậy, các mẹ cần giữ gìn cơ thể khỏe mạnh để tránh bị nhiễm cúm trong thời gian đang cho con bú. Nếu không may mẹ bị nhiễm cúm thì cần thận trọng để tránh lây nhiễm virut cúm sang cho con.3. Lời khuyên cho bà mẹ cho con bú bị cúm
Sữa mẹ là một thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh. Vì thế ngay cả khi mẹ bị nhiễm cúm, thì tốt nhất là nên tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ. Để tránh lây nhiễm sang cho con, các mẹ có thể tham khảo một số hướng dẫn sau:
- Trường hợp mẹ bị nhiễm cúm nặng, có biểu hiện như: hắt hơi, ho và khạc đờm liên tục thì nên cách ly với con một thời gian. Đồng thời, tạm ngừng việc cho con bú lại trong 2-3 ngày tính từ khi xuất hiện bệnh cúm. Những ngày sau đó, các mẹ có thể tiếp tục cho con bú nhưng phải đeo khẩu trang cẩn thận và rửa tay trước khi bế con, nên lau sạch đầu vú bằng nước ấm trước khi cho con bú để có thể tiêu diệt hoàn toàn virut.
- Mẹ bị nhiễm cúm nên cách ly với con và cho con nằm trong một buồng riêng biệt, nhờ người thân trong gia đình hỗ trợ chăm sóc bé. Các mẹ nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người thân để hạn chế lây virut sang người xung quanh từ đó có thể lây sang trẻ.