Khí máu động mạch, loại xét nghiệm cần biết của nhiều bệnh

Khí máu động mạch hay còn được gọi tắt theo y học là xét nghiệm khí máu. Đây là phương pháp được ứng dụng trong các khoa hồi sức tích cực. Khí máu động mạch là một xét nghiệm có giá trị, cung cấp nhiều thông tin cho các bác sỹ trong quá trình chẩn đoán. Để có thể tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, kính mời quý bạn đọc cùng chuyên mục Sống khỏe của Vicare kỳ này theo dõi bài viết dư...

Khí máu động mạch, loại xét nghiệm cần biết của nhiều bệnh Khí máu động mạch, loại xét nghiệm cần biết của nhiều bệnh

Khí máu động mạch hay còn được gọi tắt theo y học là xét nghiệm khí máu. Đây là phương pháp được ứng dụng trong các khoa hồi sức tích cực. Khí máu động mạch là một xét nghiệm có giá trị, cung cấp nhiều thông tin cho các bác sỹ trong quá trình chẩn đoán. Để có thể tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, kính mời quý bạn đọc cùng chuyên mục Sống khỏe của Vicare kỳ này theo dõi bài viết dưới đây.

Xét nghiệm khí máu động mạch

Thông thường máu sau khi tiếp nhận đầy đủ oxy khi qua phổi, sẽ được đưa về tim. Từ tim sẽ đưa máu đi khắpnơi trong cơ thể bằng cách bơm máu vào các động mạch. Sau khi máu giàu oxy đi qua tổ chức, tế bào nhận oxy và thải khí cacbonic để quay trở lại tim, được đưa lên phổi và từ đó thải ra ngoài. Vì vậy nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình trao đổi khí, trên lâm sàng, các bác sĩ thường tiến hành đo nồng độ các khí trong máu động mạch, xét nghiệm này được gọi là khí máu.

vicare.vn-khi-mau-dong-mach-va-kinh-nghiem-can-luu-y

Các trường hợp được chỉ định làm khí máu động mạch

- Khi có nghi ngờ suy hô hấp: để chẩn đoán, phân độ và tìm nguyên nhân.

- Khi sử dụng oxy: để cho chỉ định, định mức độ và theo dõi hiệu quả.

- Để theo dõi mức thông khí phế nang, thông khí khoảng chết.

- Khi thở máy: để cài đặt các thông số thở máy, theo dõi hiệu quả và quyết định cai thở máy.

- Khi có nghi ngờ rối loạn thăng bằng toan kiềm: để phân loại rối loạn, xác định mức độ, tính toán lượng toan kiềm phải cho bệnh nhân và tìm nguyên nhân.

- Đánh giá chức năng hô hấp trước khi giải phẫu lồng ngực hay vùng bụng cao.

- Trong cấp cứu hồi sinh và các tình trạng nguy kịch khác để theo dõi tình trạng cung cấp oxy cho mô.

vicare.vn-khi-mau-dong-mach-va-kinh-nghiem-can-luu-y

Mục đích của xét nghiệm khí máu

Việc làm xét nghiệm khí máu sẽ cho ra các chỉ số, giúp các bác sĩ điều trị phân tích máu động mạch có thể xác định đươc các vấn đề về tình trạng PaCO2, toan kiềm(PH,PaCO2), oxy hóa máu(PaO2,SaO2) và khả năng vận chuyển oxy của máu. Các chỉ số có được sẽ đánh giá dựa theo các yếu tố cơ bản sau:

1. Phân áp oxy trong máu động mạch (PaO­2)

- Bình thường: 80 mmHg ≤ PaO2 ≤ 90 ± 5 mmHg.

2. Phân áp Carbon dioxide trong máu động mạch (PaCO2)

- Bình thường: 35 mmHg ≤ PaCO2 ≤ 45 mmHg.

- Chấp nhận được: 30 mmHg ≤ PaCO2 ≤ 50 mmHg.

Tuy nhiên giới hạn này của PaO2 và PaCO2 có thể thay đổi tùy theo tuổi, tùy theo bệnh lý nguyên nhân.

3. Chỉ số pH

- Bình thường: 7,35 ≤ pH ≤ 7,45.

- Chấp nhận được: 7,30 ≤ pH ≤ 7,50.

4. Chỉ số Bicarbonate thực tế (HCO3- A)

- Bình thường: 22 mmol/l ≤ HCO­3- ≤ 26 mmol/l.

- Chấp nhận được: 20 mmol/l ≤ HCO­3- ≤ 28 mmol/l.

5. Chỉ số kiềm dư dịch ngoại bào (BEecf hay SBE)

- Bình thường: - 3 mmol/l ≤ BEecf ≤ + 3 mmol/l.

- Chấp nhận được: - 5 mmol/l ≤ BEecf ≤ + 5 mmol/l.

- Lượng acid hay base cần bù = 1/2 (BEecf x BW).

Từ các chỉ số sau khi làm xét nghiệm có được, các bác sĩ sẽ đọc và đánh giá về tình trạng toan kiềm, tình trạng thông khí và tình trạng oxy hóa máu của bệnh nhân. Để từ đó chẩn đoán các bệnh lý liên quan.

vicare.vn-khi-mau-dong-mach-va-kinh-nghiem-can-luu-y

Kinh nghiệm cần lưu ý khi làm xét nghiệm khí máu

- Khi đi làm xét nghiệm khí máu thông thường máu sẽ được lấy từ động mạch và không phải buộc ga rô ở cánh tay (ngược lại với cách lấy máu qua đường tĩnh mạch).

- Lấy máu thường lấy ở động mạch quay ở cổ tay.

- Để xét nghiệm được chính xác trước khi lấy máu bạn sẽ được nghỉ ngơi trong 10 phút. Khi lấy máu bạn sẽ thoài mái được hít thở khí trời, trong trường hợp suy hô hấp mạn tính thì xét nghiệm có thể được thực hiện khi bạn đang thở oxy.

- Lấy máu động mạch đôi khi đau hơn một chút so với lấy máu tĩnh mạch thông thường.

- Điều khó chịu của xét nghiệm này đó là sẽ có cảm giác hơi đau khi lấy máu và có thể xuất hiện mảng tụ máu nếu chỗ lấy máu không được ép đủ chặt và đủ lâu sau khi lấy máu.

- Bạn có thể cảm thấy khó chịu nhẹ, và bạn cần phải đè lên vùng lấy máu trong một thời gian sau lấy máu (khoảng 5 đến 10 phút) để tránh bị chảy máu.

- Không nên nâng hay mang vật nặng trong vòng 24 giờ sau khi lấy máu từ động mạch.

Nguồn: Phòng khám đa khoa Medicare