Khi hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh mẹ cần phải làm gì?
Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp với biểu hiện là nhiệt độ cơ thể bé đột ngột giảm xuống dưới mức bình thường khiến da tím tái, tay chân lạnh ngắt, do trẻ quá nhỏ nên không có biểu hiện như rét run. Khi gặp phải tình trạng này nhiều mẹ không biết xử lý thế nào để cải thiện tình trạng cho bé.
Khi hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh mẹ cần phải làm gì?
Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp với biểu hiện là nhiệt độ cơ thể bé đột ngột giảm xuống dưới mức bình thường khiến da tím tái, tay chân lạnh ngắt, do trẻ quá nhỏ nên không có biểu hiện như rét run. Khi gặp phải tình trạng này nhiều mẹ không biết xử lý thế nào để cải thiện tình trạng cho bé.
Nguyên nhân gây hạ thân nhiệt ở trẻ mẹ nên biết
Do trẻ mới sinh nên da còn non và chưa thích nghi với môi trường, thời tiết bên ngoài so với trong bụng mẹ nhất là vào trời lạnh khiến cơ thể bé dễ bị giảm nhiệt đột ngột.
Do vào ban đêm, nhiệt độ thường thấp hơn, khi mẹ ngủ nếu không để ý giữ ấm cho bé rất dễ dẫn đến hạ thân nhiệt.
Do phòng của bé ở hướng gió lùa, nhất là vào mùa đông khiến cơ thể bé chịu tác động.
Thường ở trẻ có thân nhiệt cao hơn so với người lớn từ 05 – 1độ C, chính sự chênh lệch này cùng với sự thay đổi đột ngột của môi trường và thời tiết khiến trẻ khó thích nghi từ đó dễ bị hạ nhiệt độ.
Trẻ bị mắc một số bệnh về đường hô hấp sau khi ra khỏi bụng mẹ, nên khi trời lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp khiến bé không chịu đựng lạnh và hô hấp yếu, thiếu dưỡng khí dẫn đến hạ thân nhiệt.
Trẻ bú ít sữa mẹ hay không được bú sữa mẹ khiến các hệ cơ quan, sức đề kháng của cơ thể yếu dễ mắc bệnh và hạ thân nhiệt hơn.
Các dấu hiệu nhận biết khi trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt
Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh thường không biểu hiện rõ ràng nên ngay khi thân nhiệt bé giảm nhiều khi mẹ không để ý. Chỉ khi sờ chân, tay bé thấy lạnh, da tím tái thì mới phát hiện. Trong nhiều trường hợp nặng hơn nhiệt độ dưới 28 độ C thì trẻ có thể bị hôn mê, đồng tử giãn và mất phản xạ ánh sáng, còn nếu bị hạ thân nhiệt do nhiễm độc hay gây mê sâu thì bé có các biểu hiện cơ nhão hay rối loạn ý thức.
Bên cạnh đó, khi thân nhiệt của trẻ giảm nhiều khả năng dẫn đến tình trạng bé mệt mỏi, khó chịu, ấm ích, ngủ li bì, bú kém... Đồng thời, trẻ có thể bị giảm huyết áp khiến rối loạn nhịp thở, thở chậm và nông hơn.
Để biết chính xác bé có bị hạ thân nhiệt hay không thì các mẹ nên tiến hành đo nhiệt độ cơ thể bé từ đó có cách xử lý kịp thời và đúng đắn.
Cách xử lý khi hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
Việc đầu tiên các mẹ cần biết và thực hiện đó là tiến hành sơ cấp cứu tại chỗ ngay cho bé bằng cách làm ấm cơ thể bé để nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường... khi đó cần đảm bảo trẻ được hô hấp, tuần hoàn dễ dàng hơn. Đeo bao tay, bao chân, đội mũ và quấn tã, chăn cho bé đủ ấm và cho bé bú sữa thường xuyên để đủ dưỡng chất giúp cơ quan trong cơ thể bé hoạt động nhịp nhàng nâng cao sức đề kháng.
Tăng nhiệt độ phòng của bé cho phù hợp để cơ thể bé được thích nghi, ấm trở lại. Nếu tã, bỉm ướt cần nhanh chóng thay để không bị nhiễm vào cơ thể bé. Có thể sử dụng máy sưởi, điều hòa trong phòng để giữ ấm.
Các mẹ có thể hô hấp nhân tạo trong trường hợp bé khó thở, thở chậm để cung cấp oxy giúp thông thoáng đường thở. Có thể cho bé uống điện giải để cung cấp nước cho cơ thể sau khi cơ thể bé đã ấm trở lại thì đưa bé đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhà để khám và điều trị.
Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp tuy nhiên nếu mẹ không biết cách xử ký kịp thời thì có thể rất nguy hiểm cho trẻ, thậm chí dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, các mẹ cần luôn để ý đến sự thay đổi dù là nhỏ nhất của trẻ, cũng như tìm hiểu các thông tin về những bệnh trẻ sơ sinh hay gặp phải để biết cách phòng tránh.