Khi bị zona thần kinh phải làm gì?

Zona thần kinh do virus Herpes zoster gây ra, bệnh không chỉ gây ra những bất tiện trong cuộc sống mà còn để lại sẹo thâm gây mất tự tin cho người bệnh. Vậy thì khi bị zona thần kinh phải làm gì cho nhanh khỏi?

Khi bị zona thần kinh phải làm gì? Khi bị zona thần kinh phải làm gì?

Zona thần kinh do virus Herpes zoster gây ra, bệnh không chỉ gây ra những bất tiện trong cuộc sống mà còn để lại sẹo thâm gây mất tự tin cho người bệnh. Vậy thì khi bị zona thần kinh phải làm gì cho nhanh khỏi?

Zona là kết quả của sự tái hoạt động của loại virus Herpes zoster (virus varicella- zoster hay VZV). Ban đầu tại các chỗ phát bệnh thường có màu đỏ sau đó thì chuyển thành những mảng mụn nước, gây cảm giác ngứa, nóng rát.

Bệnh zona thần kinh có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể đặc biệt là môi, cằm, trán, má và mũi. Căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch hoặc một phẫu thuật thẩm mỹ hay là mất cân bằng hooc-mon chính là các nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh bệnh này.

Khi bị zona thần kinh phải làm gì?

Khi bị bệnh zona thần kinh người bệnh nên có phương pháp điều trị kịp thời để tránh những biến chứng từ bệnh, để điều trị bệnh người bệnh không còn cách nào khác là phải điều trị từng triệu chứng bệnh một.

Điều trị sớm trong vòng 48 giờ

Điều trị bệnh zona tốt nhất là nên điều trị sớm trong vòng 48 giờ tính từ khi có tổn thương da. Nếu như điều trị trong vòng 1 tuần đầu thì kết quả cũng khá tốt, nếu để càng muộn sẽ càng có nguy cơ biến chứng hoặc để lại sẹo thâm càng nhiều. Với các trường hợp điều trị muộn hoặc là điều trị sớm mà không đúng thuốc không đủ liều thì coi như là chưa được điều trị.

vicare.vn-khi-bi-zona-than-kinh-phai-lam-gi-body-1

Zona thần kinh nếu được điều trị sớm và dùng đúng thuốc đủ liều thì bệnh sẽ khỏi rất nhanh chóng.

Điều trị đúng bệnh

Liệu pháp đầy đủ nhất để trị bệnh zona thần kinh gồm có: dùng thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt; thuốc làm dịu da; thuốc chống nhiễm khuẩn và cả thuốc kháng virus.

  • Thuốc kháng virus cần dùng càng sớm càng tốt, dùng ngay từ khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh zona để có thể đạt hiệu quả điều trị cao. Bạn có thể uống thuốc kháng virus như là: acyclovir, valacyclovir hoặc famciclovir, để có thể là giảm thời gian phát ban và giảm đau, bao gồm cả đau sau tổn thương.

  • Dùng thuốc giảm đau như là acetaminophen và ibuprofen, naproxen... Nếu như bệnh nhân đau cấp trong lúc bệnh đang đang tiến triển tốt thì có thể uống thêm các thuốc giảm đau thần kinh phối hợp như là: gabapentin hoặc pregabalin trong thời gian từ 1-3 tuần.

  • Uống thuốc kháng như histamin (gồm clopheniramin, diphenhydramin, promethazin, hoặc dimenhydrinat...), có thể dùng kèm với kem chống ngứa hoặc là lotion calamin để làm dịu các cơn ngứa tại tổn thương da.

  • Các loại corticoid đường uống và bôi cũng có thể được dùng để giảm viêm trong trường hợp này.

- Để hạn chế bệnh lây lan người bệnh có thể dùng thuốc chủng ngừa varicella-zoster có thể sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh zona ở người đã bị bệnh thủy đậu và người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, nó không nhằm để điều trị cho những người đang có bệnh mà chỉ có chức năng ngăn ngừa lan truyền.

>>> Xem thêm: Cách điều trị zona thần kinh dân gian hiệu quả

vicare.vn-khi-bi-zona-than-kinh-phai-lam-gi-body-2

Những lưu ý với người bệnh khi bị zona thần kinh

Khi bị zona thần kinh ngoài việc chú ý dùng thuốc trị bệnh, chống viêm và chống lây nhiễm ra người bệnh cũng nên lưu ý một số điều trong sinh hoạt hàng ngày như:

  • Không nên tuyệt đối kiêng nước: Trong khi đang bị bệnh, bệnh nhân vẫn có thể tắm rửa bình thường và giữ vùng da bị tổn thương được sạch sẽ khô ráo.

  • Mặc quần áo rộng rãi để tránh cọ phải vết thương khiến cho vết thương bị vỡ và lây lan.

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp da - da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bị bệnh hoặc những người đã và đang bị suy giảm miễn dịch.

  • Không được gãi vì khi gãi bạn có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát và có thể để lại sẹo nặng hơn.

  • Nên dùng băng ép đã ngâm nước lạnh băng vào vùng da tổn thương đang rỉ mủ khoảng 7, 8 lần/ngày, mỗi lần trong khoảng từ 20 phút để làm dịu bớt đi cơn đau và làm khô vết thương. Ngoài ra cách làm này còn giúp lấy bớt vảy khô ra ngoài và giảm khả năng bị bội nhiễm. Khi tổn thương da đã khô thì bạn nên dừng cách làm này lại
vicare.vn-khi-bi-zona-than-kinh-phai-lam-gi-body-3

  • Tuyệt đối không được đắp các loại đỗ xanh, gạo nếp hoặc là các lá thuốc nam phải ngậm qua miệng rồi đắp lên vì như vậy không những không chữa được bệnh mà còn gây tăng nguy cơ bội nhiễm da, gây loét, kích ứng da và nhiễm trùng.

  • Cần được thăm khám cụ thể, uống đúng loại thuốc đã được kê đơn và làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Khi thấy bệnh những triệu chứng mới hoặc là không thể kiểm soát được cơn đau ngứa, thì người bệnh cần đến khám bác sĩ để được điều trị kịp thời hơn.

Trên đây là những thông tin về bệnh zona thần kinh và những lưu ý khi bị zona thần kinh. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc đã biết khi bị zona thần kinh phải làm gì từ đó các cách điều trị bệnh đúng đắn hơn.
>>> Xem thêm: Người bị zona thần kinh nên ăn gì và kiêng gì?