Khi bị táo bón thì nên ăn gì? Và ăn như thế nào mới đúng?
Táo bón được coi là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất. Ai cũng đều biết, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị táo bón. Vậy khi bị táo bón thì nên ăn gì? Và ăn như thế nào mới đúng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Khi bị táo bón thì nên ăn gì? Và ăn như thế nào mới đúng?
Táo bón được coi là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất. Chế độ ăn là một trong những nhân tố quyết định khiến táo bón sẽ không còn “gõ cửa” bất cứ ai. Vậy khi bị táo bón thì nên ăn gì?
Bạn có biết? Chỉ có khoảng 12% người trên thế giới bị táo bón mà có thể tự xác định được, Theo thống kê thì người Châu Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương dễ mắc táo bón gấp đôi so với các châu Âu.
Ai cũng đều biết, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị táo bón. Vậy khi bị táo bón thì nên ăn gì? Và ăn như thế nào mới đúng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Táo bón là gì? Vì sao chúng ta bị táo bón
Táo bón là một bệnh lý thường gặp với các dấu hiệu dễ nhận biết như: đại tiện ít hơn 3 lần/1 tuần, phải rặn mạnh khi “đi nặng”, phân thể rắn hoặc thành cục...
Táo bón là một hội chứng khi bạn bị rối loạn cảm giác đại tiện với các dấu hiệu như: Tỷ lệ bệnh táo bón gặp ở nữ giới gấp ba lần nam giới. Táo bón có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi. Tỷ lệ mắc táo bón tăng theo tuổi, với khoảng 30-40% của những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên táo bón đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa độ tuổi.
Các nguyên nhân khiến bạn bị táo bón
- Do chế độ ăn không khoa học, ít chất xơ
- Do thói quen không đại tiện đúng giờ giấc, quen nhịn đại tiện
- Do nghề nghiệp: Những nghề phải ngồi nhiều ít hoạt động, đặc biệt với nhân viên văn phòng hoặc nghề tiếp xúc nhiều với chì, ngộ độc chì mạn tính, ảnh hưởng đến sự hoạt động của ruột.
- Do suy nhược cơ thể: Đối với những người già, có mắc bệnh mạn tính phải nằm lâu.
- Do ảnh hưởng từ những bệnh toàn thân hay các bệnh lý về đại trực tràng, hậu môn (như u đại trực tràng, trĩ)
Khi bị táo bón thì nên ăn gì?
Để điều trị và phòng ngừa táo bón, bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, có hàm lượng chất xơ cao, uống đủ nước.
Một chế độ ăn có nhiều chất xơ sẽ giúp cho việc tạo khối phân, phân sẽ có thể mềm, làm tăng tần suất đi đại tiện, đồng thời còn làm giảm thời gian lưu trữ phân trong ruột già và giảm độ cứng của phân. Từ đó, giúp hạn chế tổn thương trực tràng và hậu môn, phòng tránh táo bón.
Khi mắc táo bón, bạn nên cập nhật các loại rau củ quả sau vào thực đơn của mình:
- Rau diếp cá, rau khoai lang, rau đay, rau sam, mồng tơi, rau má, rau cần giúp nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón khá tốt
- Củ cải chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 10 lần so với các loại rau thông thường. Không chỉ có hàm lượng chất xơ cao, giúp tống thải các chất cặn bã ra khỏi ruột già, củ cải còn có tác dụng tăng cường tiết dịch tiêu hóa và dịch mật, hỗ trợ hệ tiêu hóa
- Củ cà rốt - một loại củ giàu chất xơ, đặc biệt phù hợp để làm thức ăn chống táo bón cho trẻ. Tuy nhiên, cà rốt dù rất tốt cho bé bị táo bón nhưng do hàm lượng chất xơ không hòa tan rất cao nên bố mẹ chỉ nên dùng với một lượng nhỏ (không quá 150 gram/tuần và chia làm nhiều bữa cho bé).
- Củ khoai lang: Nhắc đến tác dụng nhuận tràng thông đại tiện không thể không nói tới củ khoai lang. Khoai lang có vị ngọt, bổ tỳ vị, là thực phẩm giàu chất xơ. Hơn nữa khoai lang còn là nguồn cung cấp magie hữu ích.
- Các loại quả tốt cho hệ tiêu hóa như bơ, chuối, táo, mận, lê...
- Các loại hạt nguyên xơ như ngũ cốc nguyên hạt, tỷ lệ xơ cao như đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, mè đen, gạo lức,...
- Nên uống đủ nước 2 lít/ngày. Thói quen này sẽ giúp cho làm mềm phân. Ngoài ra, đường ruột cũng cần nhiều nước để tiêu hóa và giúp thải phân ra ngoài
Ngoài ra, khi ăn uống thì bạn có thể lưu ý thêm:
- Nên bổ sung ăn một số loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như mật ong, hạch đào, vừng, bơ, sữa trâu bò...
- Khi đun nấu các món ăn, bạn có thể cho tăng một chút dầu ăn, như dầu đậu, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu lạc...
- Khuyến khích bổ sung một số thức ăn chứa vitamin nhóm B một cách thích hợp, như các loại đậu, lương thực thô, khoai lang, khoai tây..., để thúc đẩy nhu động ruột.
Khi bị táo bón thì không nên ăn gì?
Bên cạnh việc lưu ý về việc khi bị táo bón nên ăn gì?, thì dưới đây là danh sách những sản phẩm không nên ăn:
Sô-cô-la
Người bị táo bón không nên ăn Sô-cô-la, đặc biệt là những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS). Bởi vì, hàm lượng chất béo trong sô-cô-la rất lớn, khiến quá trình tiêu hóa chậm lại, làm giảm nhu động ruột, từ đó thức ăn di chuyển qua ruột cũng chậm hơn.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Tiêu thụ số lượng lớn sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây táo bón. Trong sữa có đường lactose có thể làm tăng khí và gây đầy hơi. Một nghiên cứu của Iran về trẻ em từ 1-13 tuổi đã phát hiện rằng các sản phẩm từ sữa gây táo bón cho chúng. Và có khoảng 80% trẻ sau khi bỏ sữa và sản phẩm sữa bò ra khỏi chế độ ăn hàng ngày thì đi đại tiện đều đặn hơn.
Thịt đỏ
Có nhiều lý do để bạn nên hạn chế ăn thịt đỏ mỗi ngày, trong đó có việc nó khiến bạn mắc táo bón. Nguyên nhân chủ yếu là do thịt đỏ có nhiều chất béo, hệ tiêu hóa sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý. Đồng thời, thịt đỏ cũng chứa chất sắt và các sợi protein khó tiêu hóa, gây ra và làm nghiêm trọng hơn tình trạng táo bón.
Chuối
Có một mối liên hệ “kỳ quặc” giữa chuối và bệnh táo bón. Nếu như chuối xanh có thể gây táo bón thì chuối chín sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Bởi vì, chuối xanh có chứa rất nhiều tinh bột, do đó khiến cơ thể chúng ta khó tiêu hóa. Chuối xanh cũng chứa pectin giúp hút nước từ thành ruột về phía lòng ruột. Do vậy, người mắc táo bón khi đang bị mất nước ăn chuối xanh có thể làm tình trạng xấu hơn.
Caffeine
Giống như chuối, đối với người mắc táo bón, caffeine có thể có tác dụng theo hai hướng. Bởi vì caffeine là một chất kích thích có thể làm đi đại tiện nhiều và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn bị mất nước, bạn có biết rằng caffeine trong cà phê, trà đen, sô cô la sẽ khiến bạn bị táo bón hơn.
Ngoài ra thì thay đổi thói quen vận động và thói quen đi đại tiện mỗi ngày là một việc không thể thiếu. Tạo thói quen đi đại tiện đúng cách. Hãy tập trung vào việc đi đại tiện khi đi đại tiện. Không nên sử dụng điện thoại hay đọc sách khi đi cầu. Vì điều này có thể khiến bạn quên đi hành động rặn khi đi đại tiện hoặc ngồi quá lâu ảnh hưởng đến vận động của đường ruột.
Mách bạn một số cách giúp bạn đi đại tiện dễ hơn khi mắc táo bón
- Xoa bụng để chữa táo bón
Để có thể đi cầu dễ hơn, bạn nên xoa bóp bụng một lần trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng. Bạn hãy xoa theo chiều kim đồng hồ bằng dầu lạc hoặc dầu cải. Các động tác mát xa này giúp kích thích nhu động đại tràng, làm tăng cảm giác buồn đại tiện, giúp người bị táo bón đi ngoài dễ hơn.
- Matxa vùng quanh miệng
Dùng 2 ngón tay đặt bên mép phải, xoa lên hướng môi trên vòng sang mép trái, kéo xuống môi giữa. Đến giữa môi dưới, kéo 2 ngón tay thẳng xuống vẽ thành hình dấu hỏi. Làm như vậy liên tiếp 200 lần, táo bón sẽ giảm nhanh, người bệnh dễ đi ngoài hơn.
- Ngồi đại tiện đúng tư thế
Nếu ngồi bồn cầu, tư thế đi đại tiện đúng nhất là dùng ghế nhỏ kê dưới hai bàn chân sao cho phần bụng và đùi tạo thành một góc 45 độ. Bởi vì tư thế đó giúp thẳng góc đường ruột là tư thế tốt nhất giúp việc đại tiện dễ dàng nhất và hạn chế táo bón.
- Tập thể dục thường xuyên và điều độ hơn
Bởi vì hoạt động thể lực sẽ giúp tăng vận động của cơ ở đường ruột. Vì vậy, hãy cố gắng dành một số ngày trong tuần để tập thể dục, vừa tăng cường sức khỏe, vừa hạn chế khả năng bị táo bón.
Trên đây là những thông tin về táo bón mà ai cũng nên biết, đặc biệt là chế độ ăn khi mắc táo bón. Duy trì một chế độ ăn lành mạnh, nhiều chất xơ, uống đủ nước và chế độ luyện tập phù hợp sẽ là chìa khóa giúp bạn tránh xa táo bón ngay từ hôm nay.
Xem thêm:
- Cách điều trị chứng táo bón tại nhà
- Phương pháp đơn giản điều trị táo bón
- Những loại thực phẩm sẽ khiến táo bón trầm trọng hơn