Khi bị đau dạ dày nên làm gì để giảm đau?
Đau dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa phổ biến ở Việt Nam. Đau dạ dày xuất hiện do bị tổn thương ở dạ dày. Khi bị đau dạ dày nên làm gì? Phòng tránh cũng giống như chữa bệnh, bạn cần lên một chế độ sinh hoạt hợp lý và khoa học để dạ dày của bạn được nghỉ ngơi đúng mức, tránh tình trạng đau dạ dày, sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống.
Khi bị đau dạ dày nên làm gì để giảm đau?
Đau dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa phổ biến ở Việt Nam. Đau dạ dày xuất hiện do bị tổn thương ở dạ dày. Khi bị đau dạ dày nên làm gì? Phòng tránh cũng giống như chữa bệnh, bạn cần lên một chế độ sinh hoạt hợp lý và khoa học để dạ dày của bạn được nghỉ ngơi đúng mức, tránh tình trạng đau dạ dày, sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống.
Đau dạ dày có nguy hiểm không?
Đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày. Đau dạ dày có nhiều nguyên nhân gây ra, từng người sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau do lối sống, sinh hoạt, ăn uống khác nhau.
Đau dạ dày nếu không điều trị kịp thời và triệt để có thể gây xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày:
1. Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là bệnh phổ biến ở người đau dạ dày. Đây chính là hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày cấp, mãn tính và một số bệnh lý khác gây ra. Các vết loét ở dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng do không điều trị bệnh viêm loét dạ dày kịp thời, thường xuyên sử dụng các thực phẩm có hại cho dạ dày.
Nếu để viêm dạ dày dẫn đến chảy máu dạ dày rất nguy hiểm vì bệnh khó điều trị, ở dạ dày cầm máu khó khăn. Nếu chảy máu dạ dày nặng sẽ xuất hiện tình trạng mất máu cấp tính, biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạch nhợt nhạt, tụt huyết áp, mạch nhỏ nhưng nhanh và khó bắt mạch, thở dốc, một số trường hợp còn sốt nhẹ nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
2. Thủng dạ dày
Các vết loét trong dạ dày ngày càng sâu khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và ngày càng trở nên mỏng đi. Nếu người bệnh cứ chủ quan, không chữa trị dứt điểm thì vết loét này có thể tạo thành vết thủng trên dạ dày kèm theo xuất huyết dạ dày. Thủng dạ dày có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.
3. Ung thư dạ dày
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư dạ dày ngày càng cao và là 1 trong 5 bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt, ung thư dạ dày đang ngày càng trẻ hóa và chỉ có 30 /1000 bệnh nhân ung thư dạ dày đến viện ở giai đoạn sớm còn lại đều ở giai đoạn quá muộn.
Khi bị đau dạ dày nên làm gì để giảm đau?
Khi bị đau dạ dày, bạn không nên tự điều trị mà phải đi khám bệnh để được thầy thuốc khám cẩn thận, cho làm các xét nghiệm như chụp dạ dày, nội soi dạ dày... để chẩn đoán xác định bệnh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp giảm đau an toàn tại nhà trước khi đi khám với bác sĩ.
1. Uống nước dừa
Nước dừa có tác dụng giúp xoa dịu dạ dày. Nước dừa có chứa loại đường tự nhiên cung cấp calo cho cơ thể, đồng thời cung cấp vitamin C và các chất điện giải như kali. Ngoài ra, loại nước này không có thành phần nhân tạo như chất tạo màu, vì vậy rất tốt cho sức khỏe.
2. Gừng
Một trong những cách vô cùng hữu hiệu giúp xoa dịu cơn đau dạ dày là áp dụng bài thuốc cổ truyền từ củ gừng. Các đặc tính của gừng có tính chất giúp các thành ruột thả lỏng thư giãn một cách tự nhiên. Bạn có thể thử nấu canh gừng với gà hoặc cà rốt thái nhỏ hoặc nhâm nhi một ly trà gừng tự pha tại nhà, chắc chắn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
3. Lá bạc hà
Bạc hà là tuyến phòng thủ đầu tiên khi dạ dày gặp phải vấn đề. Thực phẩm này chứa chất chống co thắt mạnh, giúp làm dịu dạ dày khó chịu. Nó có thể làm giảm mọi vấn đề của dạ dày như ợ nóng, khó tiêu, chuột rút, buồn nôn, đầy hơi và thậm chí là hội chứng ruột kích thích.
4. Các thực phẩm giàu tinh bột
Các loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, yến mạch, gạo... giúp làm đầy dạ dày, dễ tiêu hóa và có tác dụng thư giãn. Những thực phẩm này không ở lại lâu trong dạ dày và không gây kích thích trào ngược axit.
5. Chườm nóng giảm đau dạ dày rất hiệu quả
Đặt một vật ấm vào vùng bụng có thể giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau, căng thẳng và chuột rút. Bạn có thể sử dụng một chai chứa đầy nước nóng, chăn điện được sưởi ấm hoặc thậm chí là làm nóng một chiếc tất chứa đầy gạo rồi đặt nó trên bụng trong vài phút. Bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả ngay tức thì.
6. Nước muối ấm pha loãng
Nước muối loãng ấm không chỉ là bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả mà còn có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt, được dân gian truyền miệng nhiều.
- Rót cốc nước ấm và thêm một thìa muối vào, quấy đều cho muối tan hết.
- Bạn hãy uống từng ngụm nhỏ, không uống quá nhanh và quá nhiều. Chỉ cần uống nước muối ấm pha loãng là bạn có thể cắt đứt cơn đau hiệu quả tại nhà do bệnh gây nên.
Làm thế nào để đau dạ dày không bị tái phát?
Để phòng bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học, điều độ.
1. Về cách ăn uống
- Cần đảm bảo ăn uống vệ sinh, rửa tay sạch trước khi ăn, ăn chín uống sôi nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm dạ dày.
- Thực hiện việc ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày; hạn chế tối đa việc ăn nhanh nuốt vội, vừa ăn vừa làm việc, hãy cố gắng thư giãn trong bữa ăn để dạ dày hoạt động hiệu quả giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn nhé.
- Ăn uống điều độ: ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa. Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, không nên để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
- Không vừa ăn vừa uống, tốt nhất hãy uống 1 cốc nước trước bữa ăn 30 phút để giúp bạn ăn ngon miệng hơn và sau khi ăn chỉ nên uống thêm một vài ngụm nước nhỏ.
- Uống nước đúng cách: tốt nhất là nên uống nước lúc ngủ dậy vào sáng sớm và 1 giờ trước khi ăn. Nếu uống nước ngay sau ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.
- Bổ sung vitamin C: vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C ở mức ổn định trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C qua chế độ ăn uống hàng ngày với các loại rau củ quả tươi.
2. Những thực phẩm nên kiêng
- Đồ chiên rán: do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
- Đồ ăn ngâm muối: trong các thực phẩm ướp chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày hoạt động vất vả hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khi ăn các loại thức ăn có chứa nitrates và nitrites như thịt hun khói, thịt ướp cá muối, cũng như rau, cà, dưa muối... nên cần hạn chế, không nên ăn.
- Hạn chế đồ sống, lạnh: đồ ăn sống, lạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
3. Rèn luyện lối sống lành mạnh
- Tránh các chất kích thích: không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu trong đó có mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm.
- Không nên hoạt động trí óc hay hoạt động thể lực mạnh trong khoảng thời gian 30 phút sau bữa ăn vì lúc này não bộ đang tập trung điều khiển dồn toàn bộ năng lượng cơ thể để thực hiện việc tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả nhất, nếu bạn có những hoạt động khác thì cơ thể sẽ có sự “chia sẻ” năng lượng nhất định khiến dạ dày hoạt động quá tải, kém hiệu quả, lâu dần sẽ gây nên bệnh đau dạ dày .
- Nghỉ ngơi hợp lý: bởi căng thẳng, stress, áp lực chính là nguyên nhân làm tăng sản sinh axit dạ dày và tiêu hóa chậm, gây rối loạn dạ dày lâu dần gây nên các chứng bệnh đau dạ dày và rất nhiều chứng bệnh khác. Chính vì vậy bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giải tỏa stress, luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái, vui vẻ chính là biện pháp hỗ trợ phòng bệnh đau dạ dày nói riêng và các căn bệnh khác nói chung.
Đau dạ dày dù là bệnh phổ biến nhưng lại là căn bệnh có thể phòng ngừa, hãy áp dụng và thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để bảo vệ và nâng cao sức khỏe, đặc biệt giúp hạn chế các nguy cơ về bệnh về dạ dày.
Xem thêm:
- Tại sao đau dạ dày, mắc bệnh đường tiêu hoá thì không nên ăn rau cải?
- “Giải quyết” bệnh đau dạ dày khi mang thai như thế nào?
- Tác hại của việc vừa ăn vừa dùng điện thoại