Khi bị chảy máu cam nên cúi đầu ra trước hay ngửa cổ ra sau?

Chảy máu cam là tình trạng máu đột ngột chảy ra từ hốc mũi với mức độ ít hoặc nhiều khác nhau. Đây là bệnh lý thuộc bộ phận tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ em và người lớn. Thế nhưng không ít người vẫn còn rất bối rối và lo lắng về việc không biết xử trí sao cho đúng cách, nên cúi đầu về trước hay ngửa cổ ra sau?

Khi bị chảy máu cam nên cúi đầu ra trước hay ngửa cổ ra sau? Khi bị chảy máu cam nên cúi đầu ra trước hay ngửa cổ ra sau?

Chảy máu cam là tình trạng máu đột ngột chảy ra từ hốc mũi với mức độ ít hoặc nhiều khác nhau. Đây là bệnh lý thuộc bộ phận tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ em và người lớn. Thế nhưng không ít người vẫn còn rất bối rối và lo lắng về việc không biết xử trí sao cho đúng cách, nên cúi đầu về trước hay ngửa cổ ra sau?

Hiện tượng chảy máu cam có thể chảy máu ở một bên hốc mũi hoặc cũng có khi chảy ở cả hai bên. Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể bị ít nhất một lần trong đời. Trong mọi trường hợp thì cách xử trí đầu tiên phải thực hiện là cầm máu.

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam

  • Viêm mũi dị ứng: khi cơ thể bị dị ứng, các mô dọc theo mũi có thể bị sưng lên khiến các mao mạch giãn ra, dễ bị vỡ gây chảy máu mũi.
  • Khí hậu khô: ở những người bị lệch vách ngăn thì luồng không khí đi qua trong mũi sẽ nhanh hơn dẫn tới mũi khô hơn. Điều này gây ra những kích thích như hắt hơi và làm chảy máu cam.
  • Thường xuyên hắt hơi: tác động do việc hắt hơi nhiều làm các lớp lót của vách ngăn bị loét và dễ gây chảy máu.
  • Bệnh về máu: nếu hiện tượng chảy máu cam liên tục thì bệnh nhân cần đi xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân cũng như điều trị kịp thời, đề phòng trường hợp mắc bệnh nguy hiểm.
  • Tăng huyết áp: ở người lớn tuổi bị huyết áp cao làm tăng áp lực thành mạch, có thể gây nứt vỡ thành mạch. Biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp là chảy máu mũi, xuất huyết đáy, xuất huyết não, ...
  • Nhiễm khuẩn xoang hoặc có khối u: nếu người lớn bị chảy máu mũi có màu thẫm hoặc mùi hôi thì cần đề phòng trường hợp nhiễm khuẩn xoang, trong mũi có khối u.
  • Ngoáy mũi: thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại làm rụng lông mũi, niêm mạc mũi bị tổn thương, gây vỡ mạch máu, chảy máu.
  • Thay đổi sinh lý: phụ nữ mang thai dễ gặp phải trường hợp này. Thai phụ cần đi khám để được theo dõi và điều trị sớm.
vicare.vn-khi-bi-chay-mau-cam-nen-cui-dau-ra-truoc-hay-ngua-co-ra-sau-body-1
Trẻ em là đối tượng dễ gặp phải tình trạng chảy máu cam

Đối tượng nào dễ bị chảy máu cam?

  • Trẻ nhỏ: đa phần trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học mẫu giáo và tiểu học bị chảy máu thường là bị nhẹ và tự ngừng chảy mà không cần phải gặp bác sĩ.
  • Người cao tuổi: những người trên 65 tuổi thường có nhiều vấn đề về sức khỏe như: viêm xoang mãn tính, rối loạn máu chảy máu đông, ung thư bạch cầu, ... Nhóm đối tượng này hay bị chảy máu cam phía trong (thậm chí chảy máu cam khi ngủ) gây khó xử lý, kéo dài nhiều giờ dẫn đến tình trạng thiếu máu, cần được truyền máu.
  • Những người sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc xịt mũi có chứa thành phần steroid cũng rất dễ bị chảy máu cam.
  • Người bị thiếu vitamin C bị suy giảm chức năng bảo vệ.

Vậy nên cúi mặt hay ngửa cổ khi chảy máu cam?

Khi gặp hiện tượng này, đa phần phản xạ sơ cứu của mọi người là sẽ ngửa đầu ra sau để ngăn không làm máu chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia về y tế cảnh báo rằng đây là một trong những cách xử lý rất sai lầm gây nguy hiểm cho cơ thể.

  • Lý do là vì khi bạn ngửa cổ ra sau, đường ra của máu bị cản trở và làm máu trào ngược xuống cổ họng. Lúc này máu có thể chạy qua lỗ thông khí, gây sặc máu. Nếu bạn nuốt phần máu cam này vào dạ dày sẽ bị các triệu chứng khó thở, ói mửa, buồn nôn rất khó chịu.
  • Nhiều người vừa ngửa cổ vừa dùng tay bịt lỗ mũi đang chảy máu lại càng khiến máu chảy nhiều hơn và nguy cơ chảy ngược vào cuống họng cao hơn.

Bên cạnh đó, một số người sẽ chọn cách cúi đầu ra trước để dốc hết lượng máu chảy ra ngoài. Đây cũng là biện pháp sơ cứu sai cách vì sẽ tạo áp lực dồn lên phần mặt, cơ thể dễ bị hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn là cảm giác đầu đau buốt.

Do vậy, khi bị chảy máu cam, cúi mặt hay ngửa cổ đều gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Cách xử lý đúng khi bị chảy máu cam

Nhiều người vẫn lúng túng không biết chảy máu cam nên làm gì. Do vậy, bước đầu tiên là để sơ cứu đúng cách khi thấy trường hợp này, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

vicare.vn-khi-bi-chay-mau-cam-nen-cui-dau-ra-truoc-hay-ngua-co-ra-sau-body-2
Trẻ cần được xử trí đúng cách khi bị chảy máu cam

Đối với trẻ nhỏ:

  • Phụ huynh cần giữ bình tĩnh, giữ con ngồi thẳng, cổ và đầu hơi cúi về phía trước. Tuyệt đối không được đặt trẻ nằm hoặc ngả đầu ra sau.
  • Bố mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai bên cánh mũi của trẻ (không ấn một bên cánh mũi dù chỉ chảy một bên mũi).
  • Giữ nguyên tay như vậy trong 10 phút để tạo cục máu đông, hướng dẫn trẻ thở bằng miệng trong thời gian này, khạc nhổ dịch và máu trong miệng vào khăn hoặc bồn rửa.
  • Khi máu đã cầm bố mẹ dùng khăn cotton mềm nhúng nước ấm để lau mặt mũi cho trẻ. Cho bé nằm nghỉ ngơi và không xì mũi.
  • Trong trường hợp máu vẫn chảy thì nên làm lại các bước trên. Nếu máu vẫn không cầm thì bạn nên đưa trẻ đến viện càng sớm càng tốt.

Đối với người lớn:

  • Có thể tự sơ cứu bằng cách bình tĩnh ngồi xuống, đầu hơi cúi về phía trước.
  • Dùng ngón tay ấn chặt phần cánh mũi đang chảy. Không nên dùng gạc và bông gòn nhét mũi vì không đảm bảo vô khuẩn.
  • Sau đó dùng khăn mềm và sạch lau phần máu chảy ra.
  • Nếu máu không cầm khi đã giữ hơn 10 phút thì bạn cần nhờ người thân đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

Khi nào cần đưa người chảy máu cam đi bệnh viện?

Trong trường hợp người bị chảy máu cam có các biểu hiện sau cần đưa đến bệnh viện, cơ sở y tế để được xử lý sớm:

  • Nạn nhân có dấu hiệu vã mồ hôi, lơ mơ và nhìn tái xanh
  • Tim đập nhanh và khó thở
  • Tình trạng máu chảy nhiều dẫn đến mất máu và khó cầm máu
  • Chảy máu cam thường xuyên trong thời gian ngắn
  • Hiện tượng chảy máu mũi có kèm theo nôn ra máu hoặc dịch màu nâu
  • Chảy máu mũi sau khi bị ngã hoặc tai nạn có đụng, đập vào bất kỳ vị trí nào trên đầu

Những việc không nên làm khi bị chảy máu cam

  • Nhét bông gòn hoặc gạc vào sâu trong mũi: thói quen này rất phổ biến nhưng lại không tốt vì sẽ vô tình đưa vi khuẩn tiếp xúc với lớp niêm mạc mũi đang bị tổn thương.
  • Nằm xuống: khi bị chảy máu mũi mà nằm xuống sẽ làm huyết áp trong đầu tăng lên, máu trong tĩnh mạch chảy nhiều hơn nên rất khó cầm lại. Bên cạnh đó, khi nằm máu sẽ chảy xuống cổ họng gây cảm giác khó chịu, nôn ói.
  • Tự ý lấy dị vật ra khỏi mũi: nếu chảy máu cam do nhét dị vật vào mũi thì bạn cần đến cơ sở y tế, bệnh viện để được hỗ trợ. Tuyệt đối không được tự xử lý vì sẽ làm tình hình trở nên xấu hơn.
  • Đối với trẻ nhỏ không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nhỏ mũi nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Lạm dụng nước muối: xịt hoặc nhỏ nước muối vào mũi không thực sự tốt bởi nó sẽ khiến mũi khô hơn. Càng không nên bôi kem hoặc vaseline vào mũi vì nó sẽ tạo điều kiện khiến cho niêm mạc mũi bị nhiễm trùng.
vicare.vn-khi-bi-chay-mau-cam-nen-cui-dau-ra-truoc-hay-ngua-co-ra-sau-body-3
Rau củ quả giàu vitamin C rất tốt để phòng tránh chảy máu cam

Ngăn ngừa chảy máu cam

  • Giữ độ ẩm cho mũi là cách phòng ngừa tốt nhất. Bạn có thể xịt 2 giọt thuốc thông mũi lên một miếng bông và đặt vào lỗ mũi.
  • Vào mùa đông, trong phòng ngủ có thể chạy máy tạo độ ẩm phun sương giúp mũi không bị khô.
  • Tránh cọ xát và hỉ mũi quá mạnh. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ cần chú ý nhắc nhở không nên ngoáy mũi, dụi mũi, ...
  • Khi bị viêm mũi hoặc các bệnh lý về tai-mũi-họng cần đi khám và điều trị sớm. Hạn chế tổn thương về mũi để không ảnh hưởng đến đường hô hấp và hệ miễn dịch trước các bệnh truyền nhiễm.
  • Bổ sung dưỡng chất, nhất là vitamin C. Các loại rau lá xanh, củ quả có vị chua như cam, quýt, bông cải xanh, cà chua, hoa kim châm, khoai tây, cá thu, cá trích, cá bơn, ... rất tốt để tăng cường trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
  • Bù nước cho cơ thể đầy đủ bằng việc ăn uống giàu nước và chất xơ.
  • Đối người người bị cao huyết áp cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi. Nên ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, thường xuyên đo huyết áp để theo dõi tình trạng bệnh.
  • Người lớn cần tích cực tập luyện thể thao mỗi ngày để cơ thể cường tráng, dẻo dai, phòng tránh mọi bệnh tật.

Xem thêm:

  • Theo bạn chảy máu cam có nguy hiểm không?
  • Làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?