Khi bé bị táo bón thì có nên thụt tháo?

Do nhiều nguyên nhân liên quan tới chế độ dinh dưỡng, thói quen, hay sử dụng thuốc kháng sinh khi bị bệnh... khiến táo bón là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Trẻ sơ sinh được coi là táo bón khi đi tiêu dưới 2 lần/ngày. Với trẻ bú mẹ, số lần đi tiêu là trên 2 ngày/lần và trẻ lớn trên 3 ngày/lần. Để giảm bớt tình trạng này, nhiều mẹ có xu hướng sử dụng phương pháp tháo, thụt cho con. Tuy nhiên, khi bé bị táo bón thì có nên thụt tháo thường xuyên hay không?

Khi bé bị táo bón thì có nên thụt tháo? Khi bé bị táo bón thì có nên thụt tháo?

Do nhiều nguyên nhân liên quan tới chế độ dinh dưỡng, thói quen, hay sử dụng thuốc kháng sinh khi bị bệnh... khiến táo bón là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Trẻ sơ sinh được coi là táo bón khi đi tiêu dưới 2 lần/ngày. Với trẻ bú mẹ, số lần đi tiêu là trên 2 ngày/lần và trẻ lớn trên 3 ngày/lần. Để giảm bớt tình trạng này, nhiều mẹ có xu hướng sử dụng phương pháp tháo, thụt cho con. Tuy nhiên, khi bé bị táo bón thì có nên thụt tháo thường xuyên hay không?

Nguyên nhân trẻ bị táo bón

Bị dị tật bẩm sinh: phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng. Nếu bị mắc các bệnh này trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ. Nguyên nhân này thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón.

Do chế độ ăn uống: Cho trẻ uống ít nước dẫn đến thiếu nước. Chế độ ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ, quả chín, pha sữa quá đặc, ăn chưa đủ số lượng hàng ngày... Trẻ ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn sữa mẹ hoặc mẹ bị táo bón con bú sữa cũng dễ bị táo bón. 83% trường hợp táo bón ở trẻ em Việt Nam không được xử lý hiệu quả là do khi trẻ bị táo bón, mẹ thường chỉ xử lý bằng việc bổ sung thêm chất xơ từ rau xanh, hoa quả. Biện pháp này thường không cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết và cần nhiều thời gian mới đem lại tác dụng cải thiện táo bón như mong muốn.

Tháo, thụt là gì?

Theo ngôn ngữ chuyên ngành thì tháo, thụt là kỹ thuật đưa nước qua trực tràng vào kết tràng nhằm làm mềm lỏng những cục phân cứng, thành ruột nở rộng. Thành ruột được kích thích sẽ co lại đẩy phân và hơi ra ngoài.

Có nhiều cách tháo thụt khác nhau được các mẹ truyền tai nhau sử dụng như: dùng cọng hành, bông gòn, búp trầu không, hoặc đầu cặp nhiệt độ... chấm mật ong hoặc dung dịch nhét vào hậu môn với hiệu quả được cho là “đến ngay tức thì”. Nhưng liệu phương pháp này có thật sự có lợi cho trẻ?

vicare.vn-tao-bon-o-tre-so-sinh-va-nhung-dieu-cha-me-can-biet

Khi bé bị táo bón thì có nên thụt tháo?

Sở dĩ phương pháp này được sử dụng là do nhiều mẹ cho rằng: tháo, thụt chỉ tác động ngoại lực bên ngoài, không đưa thuốc vào cơ thể con, vì thế sẽ không có hại đến cơ thể trẻ. Tuy nhiên, nếu áp dụng tháo, thụt thường xuyên sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường như:

  • Gây bỏng, rát, làm giảm đàn hồi cơ trơn hậu môn và tổn thương thành hậu môn vốn rất non nớt của trẻ, có thể gây ra chảy máu vùng hậu môn
  • Nguy cơ dẫn tới viêm hậu môn
  • Khiến trẻ mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên, lâu dần dẫn đến hiện tượng phân són, ị đùn
  • Lệ thuộc vào ngoại lực để đi vệ sinh – đây là tình trạng còn trầm trọng hơn cả bệnh táo bón.

Xử lý an toàn khi con táo bón?

Nếu tháo, thụt không còn là phương pháp an toàn cho trẻ, vậy mẹ phải làm gì khi con mắc táo bón?

Trước hết, mẹ cần chú ý các dấu hiệu bệnh của con từ sớm, tránh để bệnh phát triển lâu ngày. Các dấu hiệu mắc táo bón ở trẻ bao gồm:

  • Số lần đi ngoài của trẻ ít hơn bình thường
  • Phân thường cứng, rắn hoặc vón cục
  • Đi ngoài khó khăn
  • Chướng bụng, chán ăn, khó tiêu, chậm lớn

Những điều mẹ cần lưu ý khi bé bị táo bón

Như vậy, câu trả lời cho khi bé bị táo bón thì có nên thụt tháo là không. Thay vào đó, mẹ cần lưu ý một số điều sau khi trẻ bị táo bón:

  • Cho trẻ uống nhiều nước trong ngày. Mẹ cho con bú cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả: chọn các loại rau có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau dền, củ khoai lang. Khi nấu bột và cháo, phải băm nhỏ cho trẻ ăn cả cái. Cho trẻ ăn các loại quả: chuối tiêu, đu đủ, bưởi, cam, quýt, thanh long...
  • Mát xa bụng cho bé theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột.
  • Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, nên cho bé đi sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng.
  • Khi đã dùng các biện pháp trên không có hiệu quả thì mới dùng thuốc và thụt tháo.

Như vậy, sử dụng thụt, tháo khi con bị táo bón không phải là cách hay để giúp con hết bệnh. Hơn thế, phương pháp này còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Trong trường hợp cần thiết, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bé.

Xem thêm :

  • Phòng tránh táo bón ở trẻ em
  • Mách mẹ cách massage trị táo bón cho trẻ sơ sinh
  • Trị táo bón ở trẻ dễ dàng như trở bàn tay