Kháng sinh đồ là gì, khi nào cần thực hiện kháng sinh đồ?

Kháng sinh đồ là phương pháp có vai trò vô cùng quan trọng trong y học. Đây là 1 trong yếu tố giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp với từng bệnh nhân. Tuy nhiên, khi được áp dụng phương pháp này, nhiều người vẫn còn chưa hiểu và thắc mắc kháng sinh đồ là gì & khi nào cần thực hiện kháng sinh đồ?

Kháng sinh đồ là gì, khi nào cần thực hiện kháng sinh đồ? Kháng sinh đồ là gì, khi nào cần thực hiện kháng sinh đồ?

Kháng sinh đồ là phương pháp có vai trò vô cùng quan trọng trong y học. Đây là 1 trong yếu tố giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp với từng bệnh nhân. Tuy nhiên, khi được áp dụng phương pháp này, nhiều người vẫn còn chưa hiểu và thắc mắc kháng sinh đồ là gì & khi nào cần thực hiện kháng sinh đồ?

Kháng sinh đồ là gì?

Kháng sinh đồ là phương pháp dùng để xác định việc kháng sinh còn có tác dụng với vi khuẩn gây bệnh hay không và mức độ tác động của kháng sinh đối với vi khuẩn đó ở mức độ nào.

Bên cạnh đó, kháng sinh đồ còn giúp các bác sĩ nghiên cứu sự đề kháng hoặc biến đổi của vi khuẩn khi tiếp xúc với kháng sinh như thế nào. Từ đó, cảnh báo và đưa ra các phương pháp phòng ngừa đối với các loại bệnh có khả năng lây lan cao trong cộng đồng, dễ bùng phát thành dịch bệnh.

Hiện nay có nhiều phương pháp thực hiện kháng sinh đồ khác nhau, tuy nhiên phương pháp khoanh giấy kháng sinh được sử dụng nhiều nhất vì dễ thực hiện và có thể áp dụng ở nhiều quy mô phòng thí nghiệm khác nhau. Phương pháp này sẽ cho phép kiểm nghiệm nhanh chóng mức độ tác dụng của một loại kháng sinh nào đó đối với vi khuẩn nhằm giúp bác sĩ đưa ra pháp đồ điều trị tốt nhất, hiệu quả cao nhất.

Khi nào cần thực hiện kháng sinh đồ?

vicare.vn-khang-sinh-do-la-gi-khi-nao-can-thuc-hien-khang-sinh-do-body-1

Phương pháp kháng sinh đồ được thực hiện khi người bệnh mắc các bệnh do vi khuẩn gây nhiễm khuẩn được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhưng không mang lại hiệu quả. Lúc này, cần thực hiện kháng sinh đồ để xác định rằng thuốc kháng sinh đang sử dụng đối với người bệnh còn có tác dụng với vi khuẩn đó hay không hoặc tác dụng ở mức độ nào. Để từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.

Hoặc trường hợp khi các vi khuẩn gây bệnh đã “nhờn” với kháng sinh cần được điều trị bằng nhiều loại kháng sinh kết hợp cùng lúc hay một số trường hợp người bệnh cần phải điều trị bằng các loại kháng sinh mạnh hơn. Trong trường hợp này, thực hiện kháng sinh đồ sẽ giúp cho việc chọn lựa kháng sinh tối ưu nhất để điều trị bệnh.

Ngoài ra, phương pháp kháng sinh đồ này còn được thực hiện để nghiên cứu dịch tế học và nghiên cứu sự nhạy cảm của vi khuẩn đối với một loại kháng sinh mới.

Đối với những trường hợp có thể tự dự đoán được sự nhạy cảm đối với kháng sinh, bác sĩ sẽ không cần thực hiện phương pháp kháng sinh đồ.

Những ai cần phải làm kháng sinh đồ?

Đối với việc thực hiện kháng sinh đồ, không phải bệnh nhân nào bị nhiễm khuẩn và điều trị bằng thuốc kháng sinh có sẽ phải làm kháng sinh đồ mà các trường hợp có nghi ngờ nhiễm khuẩn và có nguy cơ kháng thuốc mới được thực bác sĩ chỉ định thực hiện. Phương pháp này sẽ đạt hiệu quả cao nhất đối với những trường hợp sốt và chưa sử dụng kháng sinh khi mới vào viện.

Thực hiện phương pháp kháng sinh đồ thế nào?

Để thực hiện phương pháp kháng sinh đồ, các nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy các mẫu bệnh phẩm ở những thành phần được xác định là nơi mà vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng sinh sống ở một bệnh nhân bị nhiễm trùng. Các mẫu bệnh phẩm được lấy thường là máu, nước tiểu, đờm hoặc là các loại dịch như dịch mũi, hầu họng, não tủy...

Sau khi được lấy, các mẫu bệnh phẩm này sẽ được cấy trên những môi trường khác nhau để vi khuẩn phát triển. Từ đó, vi khuẩn gây bệnh sẽ được phân lập trên môi trường nuôi cấy thích hợp để lựa chọn thực hiện kháng sinh đồ.

Sau khi đã lựa chọn được vi khuẩn gây bệnh, sẽ được lấy một lượng thích hợp để trải đều trên đĩa thạch, sau đó gắn các đĩa kháng sinh vào đĩa thạch trong tủ ấm ở nhiệt độ 28-30oC. Sau khoảng 24-48 giờ, trên bề mặt đĩa thạch sẽ xuất hiện các vòng tròn không có vi khuẩn phát triển được gọi là vòng vô khuẩn ở mỗi đĩa kháng sinh. Dựa vào đường kính của vòng vô khuẩn này chúng ta sẽ biết được tác dụng của loại kháng sinh này đối với vi khuẩn gây bệnh ở mức độ như thế nào:

  • Đường kính ≤ 11mm: Là kháng
  • Đường kính 12-15mm: Là Trung bình
  • Đường kính ≥ 16mm: Là nhạy.

Với kết quả kháng sinh đồ, bác sĩ sẽ chọn các loại kháng sinh có độ nhạy cao để áp dụng điều trị bệnh.

Xem thêm:

  • Dị ứng thuốc kháng sinh có nguy hiểm không?
  • Lạm dụng thuốc và hiểm hoạ kháng thuốc kháng sinh