Khám phụ khoa có đau không?

Phần đông nữ giới vẫn rất ngại ngùng khi nhắc đến vấn đề khám phụ khoa. Đa phần để các bệnh viêm nhiễm tiến triển nặng mới đi khám. Bên cạnh đó, một số chị em còn băn khoăn không biết khám phụ khoa có đau không khiến họ càng thêm ngần ngại.

Khám phụ khoa có đau không? Khám phụ khoa có đau không?

Phần đông nữ giới vẫn rất ngại ngùng khi nhắc đến vấn đề khám phụ khoa. Đa phần để các bệnh viêm nhiễm tiến triển nặng mới đi khám. Bên cạnh đó, một số chị em còn băn khoăn không biết khám phụ khoa có đau không khiến họ càng thêm ngần ngại.

Tầm quan trọng của khám phụ khoa đối với sức khỏe phụ nữ

Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản tại Việt Nam lên đến hơn 90%, đặc biệt đối với phụ nữ đã có gia đình. Các bệnh lý phụ khoa không loại trừ cả thiếu nữ chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay vẫn có rất nhiều phụ nữ mang tâm lý e ngại, sợ sệt và cảm thấy không cần thiết khi đi khám phụ khoa. Vậy lợi ích của việc khám phụ khoa định kỳ là gì?

  • Giúp phát hiện sớm các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, ung thư ở phần phụ, giúp việc điều trị dễ dàng hơn và ít tốn kém so với phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
  • Khám phụ khoa giúp phụ nữ ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm ở đường tiết niệu, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung.
  • Được tư vấn một cách khoa học và chính xác nhất về sức khỏe sinh sản, biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả, cách giữ vệ sinh vùng kín...
  • Phát hiện các rối loạn nội tiết tố và tâm sinh lý của nữ giới để tìm ra phương pháp điều trị.

Đối tượng cần khám phụ khoa định kỳ là ai?

  • Tất cả những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, có hoặc chưa quan hệ tình dục.
  • Tất cả phụ nữ thuộc độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
vicare.vn-kham-phu-khoa-co-dau-khong-body-1

Khám phụ khoa là khám những gì?

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

  • Kiểm tra các viêm nhiễm đường sinh dục, đặc biệt là các bệnh không có triệu chứng như: lậu, giang mai... Đây là những bệnh cần điều trị kịp thời vì có thể gây di chứng thai ngoài tử cung hoặc vô sinh về sau.
  • Khám giãn sàn chậu, sa sinh dục ở những phụ nữ đã sinh nở nhiều lần hay người làm việc nặng nhọc, gắng sức nhiều.
  • Khám u xơ tử cung, u nang buồng trứng: bệnh có tỉ lệ cao trong độ ở độ tuổi sinh sản nhưng không có triệu chứng rõ ràng, thường phát hiện trễ.
  • Tầm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung: bệnh lý ác tính, diễn tiến âm thầm, không triệu chứng, có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.

Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh

Ngoài việc kiểm tra các bệnh lý nêu trên, phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh trung bình từ 45-49 tuổi thường xuất hiện các dấu hiệu mất cân bằng về nội tiết tố, gây ra xáo trộn chu kì kinh nguyệt và tâm sinh lý, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khám phụ khoa để xác định nguyên nhân bất thường nội tiết tố là do bệnh nội khoa nào đó gây ra hay do tiền mãn kinh.

Các bước khám phụ khoa

Bước 1: Khám bên ngoài vùng kín

Bác sĩ phụ khoa thăm khám và xem xét các nếp gấp ở âm hộ và âm đạo để kiểm tra các dấu hiệu của u nang, dịch âm đạo, dấu hiệu mụn cóc sinh dục, ngứa hoặc các triệu chứng khác. Thực hiện các xét nghiệm dịch tiết âm đạo, siêu âm, chụp X quang...

Bước 2: Thăm khám bằng phễu soi mỏ vịt (một loại dụng cụ y khoa chuyên dụng để thăm khám âm đạo)

Bác sĩ phụ khoa đưa một mỏ vịt đã được bôi trơn vào âm đạo (mỏ vịt có thể làm bằng kim loại hoặc nhựa) để tách các ngóc ngách của âm đạo, dễ dàng quan sát bên trong. Tuy nhiên thao tác này chỉ thực hiện đối với phụ nữ đã quan hệ tình dục.

vicare.vn-kham-phu-khoa-co-dau-khong-body-2

Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc thìa nhỏ chuyên dụng hoặc bàn chải nhỏ để phết lấy một mẫu các tế bào từ cổ tử cung, tiến hành làm xét nghiệm dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.

Bước 3: Kiểm tra bằng 2 tay

Bác sĩ phụ khoa chèn thêm một hoặc hai ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn vào âm đạo, tay kia ấn nhẹ nhàng vào bụng dưới để kiểm tra: kích thước, hình dạng và vị trí tử cung, tử cung mở rộng, sưng ống dẫn trứng, mở rộng buồng trứng, u nang hoặc các khối u khác.

Bác sĩ đặt một ngón tay đã đeo găng và bôi trơn vào trực tràng (đoạn ruột phía trên hậu môn) để kiểm tra các cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn, kiểm tra khối u phía sau tử cung hoặc trong trực tràng.

Khám phụ khoa có đau không?

Quá trình đưa phễu soi mỏ vịt vào âm đạo có thể khiến bạn khó chịu một chút, tuy nhiên điều này không gây đau đớn nhiều. Hãy cảm nhận và báo ngay cho bác sĩ phụ khoa khi bạn có cảm giác bất thường khi bác sĩ thao tác, tốt nhất nên thả lỏng cơ vùng dưới, đôi khi tâm lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác của bạn.

vicare.vn-kham-phu-khoa-co-dau-khong-body-3

Chi phí khám phụ khoa

Khám phụ khoa tại các bệnh bệnh viện công lập có chi phí khoảng 150.000 đồng khi không có BHYT và 36.000 đồng khi có BHYT. Chi phí này không bao gồm các xét nghiệm theo chỉ định để phục vụ công tác chẩn đoán.

Tại các bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân, chi phí khám phụ khoa từ 300.000 – 500.000 đồng, không bao gồm chi phí xét nghiệm.

Nhìn chung, để khám phụ khoa tổng quát được toàn diện và đầy đủ nhất, chi phí không có một mức cố định cụ thể nào mà sẽ dao động từ 300.000 đồng đến khoảng 2 triệu đồng, tùy theo địa chỉ y tế mà bạn lựa chọn.

Lưu ý trước khi khám phụ khoa

  • Giữ tâm trạng thoải mái nhất có thể, không nên quá lo lắng.
  • Không khám phụ khoa vào ngày hành kinh.
  • Kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 1-2 ngày trước ngày đi khám phụ khoa
  • Trong 24 giờ trước khi đi khám, không dùng dung dịch vệ sinh thụt rửa sâu vào âm đạo.
  • Nên tránh ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, chất béo, đồ ngọt... làm dịch âm đạo ra nhiều, ảnh hưởng đến chẩn đoán của bác sĩ.
  • Nên lựa chọn quần áo rộng rãi và lịch sự khi đi khám.

Gợi ý vài địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội và TP. HCM

Địa chỉ khám phụ khoa tại Hà Nội

Khoa Sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

  • Hotline: 024 3974 3556
  • Địa chỉ bệnh viện: số 458 Minh Khai, Vĩnh Tuy
  • Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 08:00 – 17:00, Thứ Bảy: 08:00 – 12:00

Khoa Phụ Sản – Bệnh viện Bạch Mai

  • Hotline: 024 3868 6986
  • Địa chỉ bệnh viện: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện phụ sản Hà Nội

  • Số điện thoại đặt khám: 1900 6922
  • Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Bảy: 7:30 – 16:30
  • Địa chỉ bệnh viện:

Cơ sở 1: Số 929 - Đường La Thành – phường Ngọc Khánh – quận Ba Đình - Hà Nội (Hotline cấp cứu: 024 3834 3181)

Cơ sở 2: Số 38, Cảm Hội, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (Hotline: 024 6278 5746)

Cơ sở 3: Số 10, Đường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội (Hotline: 024 3351 2424)

Bệnh viện Phụ sản Trung Ương

  • Hotline: 024 3825 2161
  • Địa chỉ bệnh viện: số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Địa chỉ khám phụ khoa tại TP HCM

Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

  • Hotline: 028 3622 1166
  • Địa chỉ bệnh viện: số 208, đường Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 08:00 – 17:00, Thứ Bảy: 08:00 – 12:00

Bệnh viện Từ Dũ

  • Hotline: 1900 7237 - 028 5404 2829
  • Địa chỉ bệnh viện: số 284, đường Cống Quỳnh, Quận 1, TP HCM.
  • Giờ làm việc:

Khám bệnh theo diện BHYT: Thứ Hai – Thứ Sáu: 07:00 – 16:30

Khám bệnh dịch vụ ngoài giờ: Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:00 – 18:00, Thứ Bảy: 07:00 – 16:00, Chủ Nhật: 07:00 – 11:00.

Bệnh viện Hùng Vương

  • Hotline: 028 3855 8532
  • Địa chỉ bệnh viện: số 128, đường Hồng Bàng, phường 12, quận 5, TP HCM
  • Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 05:30 – 16:00, Thứ Bảy: 06:45 – 16:00, Chủ Nhật: 06:45 – 11:00

Xem thêm:

  • Điều trị bệnh lý phụ khoa-hồi phục siêu tốc nhờ phương pháp mổ nội soi
  • Khám phụ khoa nơi nào uy tín nhất?