Khám nội tiết tố nữ là khám những gì?
Rối loạn nội tiết tố nữ sẽ gây ra các ảnh hưởng đến sự hoạt động của tử cung, buồng trứng, tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, làm giảm chất lượng đời sống tình dục và khả năng sinh sản. Vậy cùng tìm hiểu xem khám nội tiết tố nữ là khám những gì qua bài viết sau.
Khám nội tiết tố nữ là khám những gì?
Rối loạn nội tiết tố nữ sẽ gây ra các ảnh hưởng đến sự hoạt động của tử cung, buồng trứng, tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, làm giảm chất lượng đời sống tình dục và khả năng sinh sản. Vì vậy việc khám nội tiết tố nên được thực hiện thường xuyên để phát hiện kịp thời cũng như có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả trong thời gian ngắn nhất. Vậy cùng tìm hiểu xem khám nội tiết tố nữ là khám những gì qua bài viết sau.
Khám nội tiết tố nữ là khám những gì?
Khám nội tiết tố nữ là căn cứ vào tình trạng của từng người bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định cận lâm sàng và làm các thủ thuật cần thiết để xác định chẩn đoán, tìm nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Rối loạn nội tiết tố nữ xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm: do căng thẳng quá mức, mất ngủ trong thời gian dài, cơ thể bị dung nạp nhiều chất độc hại.... Khám nội tiết tố nữ sẽ bao gồm 2 bước:
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng nội tiết tố của bệnh nhân. Sau khi khai thác các vấn đề về bệnh sử của bản thân và gia đình, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra một số bộ phận như chiều cao, cân nặng, vùng âm đạo, số lần mang thai, chu kỳ kinh nguyệt...
Chỉ định làm các xét nghiệm về nội tiết.
Xét nghiệm nội tiết tố nữ là việc thực hiện một chuỗi các thủ thuật y tế nhằm mục đích kiểm tra tình trạng hoạt động, cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng, sự phát triển của nang noãn và rụng trứng có theo chu kỳ hay không. Thông qua các xét nghiệm này, bác sĩ có thể phát hiện ra các rối loạn trong nội tiết tố của người phụ nữ và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Các chỉ số xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm:
- Xét nghiệm LH
Hormon LH kích thích cho các nang trứng phát triển thêm, tăng cường bài tiết estrogen, điều khiển quá trình rụng trứng nên xét nghiệm này có vai trò quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản ở phụ nữ. Nếu nồng độ LH quá cao, quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng, làm tăng khả năng mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
- Xét nghiệm FSH
Hormon FSH kích thích phát triển các nang trứng và khởi đầu cho việc bài tiết các estrogen của các nang trứng nên xét nghiệm này mục đích là để kiểm tra xem khả năng dự trữ và kích thích sản xuất trứng như thế nào. Nếu nồng độ FSH cao đồng nghĩa bạn có nguy cơ mắc đa nang buồng trứng.
- Xét nghiệm Prolactin
Là một hormon cần thiết cho việc duy trì khả năng sinh sản ở phụ nữ. Nó ức chế hormon sinh sản là hormon kích thích nang (FSH) và hormone bài tiết gonadotropin (GnRH). Nó cho biết khả năng trưởng thành, phát triển của trứng cũng như kích hoạt trứng rụng. Nồng độ Prolactin cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và rất dễ gây ra tình trạng vô sinh.
- Xét nghiệm AMH
Xét nghiệm này được dùng để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng. Trong công tác chẩn đoán và điều trị hiếm muộn, đây là xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất hiện nay. Nếu AMH quá thấp, cơ thể phụ nữ sẽ đáp ứng kém với thuốc khi làm thụ tinh trong ống nghiệm. Ngược lại nếu như AMH quá cao, phụ nữ có thể mắc chứng quá kích buồng trứng và gây vô sinh.
- Xét nghiệm testosterone
Mặc dù được biết đến là hormone nam giới, nhưng testosterone cũng tồn tại một lượng nhỏ ở cơ thể nữ giới. Nếu nồng độ testosterone quá cao (trong ngưỡng của nam giới), người phụ nữ có nguy cơ cao bị buồng trứng đa nang hoặc một số dạng u hiếm gặp khác
- Xét nghiệm progesterone
Mục đích xem buồng trứng có sự phóng noãn hay không. Ở phụ nữ bình thường nếu nồng độ progesterone quá cao có thể gây ra nhiều phản ứng tiêu cực, chẳng hạn như đau ngực, mệt mỏi, trầm cảm, giảm ham muốn, khô âm đạo hay bị mụn trứng cá..
- Xét nghiệm E2 (Estradiol)
Estradiol là loại hormone được sản xuất trong buồng trứng, đây là dạng phổ biến nhất của estrogen. Nếu nồng độ estradiol quá cao, người phụ nữ có thể bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn cảm xúc, nhức đầu, rụng tóc và làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Phụ nữ khi nào cần đi kiểm tra nội tiết tố?
- Phụ nữ có chu kỳ kinh thay đổi thất thường. Kinh thưa không đều hay chu kỳ kinh kéo dài trên 35 ngày.
- Phụ nữ vô kinh nguyên phát (chưa bao giờ có kinh) hoặc vô kinh thứ phát (mất kinh từ 03 tháng liên tục trở lên dù trước đó đang có kinh mỗi tháng).
- Nghi ngờ hội chứng buồng trứng đa nang (chu kỳ kéo dài hoặc xuất huyết bất thường, kinh nguyệt rất ít hoặc rất nhiều, khó khăn khi thụ thai, trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng thất thường, tăng cân,...)
- Phụ nữ trên 35 tuổi
- Trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm
Xem thêm:
- Nguyên nhân và cách phòng tránh rối loạn nội tiết tố nữ
- Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo sự nguy hiểm do thiếu hụt nội tiết tố nữ
- Độ tuổi nào bắt đầu suy giảm nội tiết tố nữ?